Quảng Cáo

Người dân không bị phạt và không bị buộc chích ngừa vaccine của Tàu Cộng

Quảng Cáo

Trong những ngày hỗn độn lòng người tại Tp.HCM do dịch virus Tàu Cộng mang lại, người dân vẫn vấp phải quá nhiều thông tin xoay quanh nó và thông tin nhiều chiều càng gây hoang mang, phẫn nộ, càng đẩy tâm trạng bất an lên cao thêm.
Báo Thanh Niên ra ngày 02 tháng Tám năm 2021 với nhan đề [1] “Người trong vùng dịch từ chối tiêm vắc xin covid 19 có bị xử phạt?”, trong đó phỏng vấn ý kiến của luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Hồng Thanh). Ông Thanh cho biết, theo khoản 1, điều 29, luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc như sau: “1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh”.
Tuy nhiên, luật sư Giang Hồng Thanh lưu ý rõ, có 8 loại bệnh truyền nhiễm (bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, tả, sởi, viêm não Nhật Bản B và bệnh dại) nằm trong danh mục bắt buộc phải chích vaccine. Do đó, ông Thanh chưa rõ Bộ Y Tế đã bổ sung vaccine chủng ngừa virus Tàu Cộng vào danh mục bắt buộc hay chưa, lúc đó mới đủ căn cứ thực hiện xử phạt.
Ngoài ra, bài báo cũng phỏng vấn bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế xoay quanh vấn đề này. Bà Trang cho hay, hiện có quy định bắt buộc một số tình huống. Tùy tình hình thực tiễn và yêu cầu chống dịch, cơ quan có thẩm quyền ban hành thì mới bắt buộc và khi đó mới xử phạt.
Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm [2] có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng Bảy năm 2008 do Chủ tịch Quốc hội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, gồm có 6 chương và 64 điều. Trong đó, điều 29 quy định như sau:

Điều 29Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:

a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;

b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;

c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.

Bên cạnh Luật nói trên, Chính Phủ ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP vào ngày 28 tháng Chín năm 2020. Nghị định [3] này có 117 điều do Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc ký. Theo đó, luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng NGƯỜI DÂN sẽ bị phạt theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 9, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28.9.2020”, với điều kiện virus Tàu Cộng được Bộ Y Tế bổ sung vào danh mục các loại bệnh truyền nhiễm, như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

Khoản 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Điểm a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;…

Thoạt đọc qua, rất nhiều người sẽ “hiểu đúng” như luật sư Giang Hồng Thanh phân tích. Tuy nhiên, tại  Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 117 quy định rõ tại :

Khoản 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi DO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế…

Thêm vào đó, tại Điều 2. Đối tượng áp dụng quy định rõ tại:

Khoản 3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân.

Không hề tìm thấy bất cứ tại điều khoản nào của Nghị định 117 nói về xử phạt cá nhân trong tư cách CÔNG DÂN.

Nỗi băn khoăn lớn nhất của hàng triệu người dân xoay quanh việc chích ngừa, trở nên rất rõ ràng như vậy. Điều này có nghĩa, Nghị định 117 với điều 1 và điều 2 như thượng dẫn đã quy định những cá nhân KHÔNG PHẢI là công dân.

Theo Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm, tại điều 29 nói trên, cho thấy người dân “BẮT BUỘC phải sử dụng vắc xin” nhưng không tìm thấy bất kỳ điều khoản này quy định không sử dụng vắc xin thì bị phạt. Thêm vào đó, cũng không có bất kỳ điều luật nào quy định người dân KHÔNG ĐƯỢC CHỌN loại vắc xin theo mong muốn. Tức là hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại vắc xin của: Mỹ, Anh, Úc, Nhật và đặc biệt là vắc xin Tàu Cộng. Dư luận tuyệt đại đa số đang vô cùng sợ hãi vắc xin Tàu Cộng với nhiều bài báo từ trong cho đến ngoài nước, đưa tin về độ rủi ro quá cao cũng như gây quá nhiều hậu quả không lường trước được từ vắc xin Tàu Cộng.

Tóm lại:

– Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm chỉ quy định người dân bắt buộc phải chích ngừa nhưng không hề ép dân phải chích loại vắc xin cụ thể (hãng nào, hiệu gì, quốc gia bào chế) nào cả. Tức là người dân có quyền yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải có trách nhiệm cung cấp loại vắc xin theo mong muốn của từng người CÔNG DÂN.

– Đối tượng phải chịu phạt theo Nghị định 117 là những người trực tiếp và gián tiếp từ phía nhà cầm quyền CSVN giao phó trách nhiệm. Nghị định 117 không hề quy định phạt dân.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux