CHỐNG DỊCH KHÔNG CHỈ LÀ KÍ QUYẾT ĐỊNH, CHỐNG DỊCH LÀ PHẢI GIẢI QUYẾT ĐƯỢC CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH KHI THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH.
Theo báo VNExpress “7h ngày 12/7, chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) kẹt cứng trong ngày thứ 4 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đây là trục chính từ quận 12, Gò Vấp vào trung tâm nên thường ùn tắc mỗi khi lực lượng chức năng lập chốt”
Lượng người kẹt cứng như thế này, thì khả năng lây nhiễm rất cao. Chưa kể nếu như công an, dân phòng chịu trách nhiệm kiểm tra giấy tờ cũng bị nhiễm Covd-19, thì sự lây lan sẽ như thế nào. Liệu có thể kiểm soát được không? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm.
Người dân, họ không có lựa chọn, họ phải đi làm, phải kiếm tiền để nuôi gia đình, phải giữ công việc, không thể nghỉ ngang đợi hết dịch mới đi làm. Công việc là nguồn sống và cả trách nhiệm của họ. Chính phủ kêu gọi người dân ở nhà, kêu gọi người dân chỉ ra đường khi cần thiết, kêu gọi người dân đóng góp quỹ Vắc xin. Nhưng chính quyền không hướng dẫn người dân lấy tiền ở đâu để mua thực phẩm, để trả tiền điện, tiền nước, tiền lãi ngân hàng, tiền xét nghiệm Covid-19, tiền tiêm Vắc xin dịch vụ. Chính quyền cũng không hướng dẫn dân, làm thế nào để không đi làm mà vẫn sống qua mùa dịch.
Những người bị kẹt cứng trong các chốt chặn để kiểm tra, họ có sợ lây nhiễm không. Chắc
chắn có, họ sợ chứ. Nhưng họ cũng sợ đói, vì phải sống thì mới có sức chống dịch.
Người ta cứ kí các quyết định, cứ hạn chế tụ họp 10 người, 3 người, 2 người nhưng tụ tập 100 người trong siêu thị, cả ngàn người khi xét nghiệm lấy giấy thông hành, khi tiêm Vắc xin, khi qua chốt chặn thì lại được. Vậy đâu là nguyên tắc xuyên suốt cần phải giữ trong chống dịch?
Người dân hoang mang vì những tiêu chuẩn kép trong chống dịch của chính quyền. Vì những hệ lụy mà chính quyền không lường trước khi ra quyết định, về sự lúng túng trong xử lý vấn đề. Để rồi khi không kiểm soát được, họ lại chỉ cần một câu” do ý thức người dân kém” để đổ trách nhiệm.
Quyền lực nắm trong tay tuyệt đối, luôn tự cho là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình. Nhưng nếu cái gì thất bại thì đổ lỗi là ” do dân, vì dân” thiếu ý thức.
Để kí quyết định thì chỉ cần biết chữ.
Nhưng đưa ra được các kế hoạch, các phương án dự phòng sẽ xảy ra khi thực hiện các quyết định, và biết chịu trách nhiệm thì đó mới là lãnh đạo.
Leave a Comment