Việc Hoài Linh cuống cuồng cho người ra miền Trung cứu trợ các nạn nhân bị lũ lụt giữa cái nóng 40 độ, giữa mùa dịch lan tràn nguy hiểm và với tốc độ thần tốc, cho thấy Hoài Linh xứng đáng là anh hề mang thương hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.
Tờ VOV ra hôm nay(04/6/2021)có bài: “Hoài Linh vội vã giải ngân 15,2 tỷ đồng ủng hộ miền Trung sau khi bị chỉ trích”.
Theo đó: “Đoàn từ thiện và các mạnh thường quân đã thay mặt Hoài Linh làm từ thiện ở một loạt các địa phương miền Trung, giải ngân số tiền là 15,2 tỷ đồng”.
Việc Hoài Linh chuyển tiền nhanh chóng trong 4 ngày qua gây ra nhiều tranh cãi. Nào là làm từ thiện mà chạy như chạy giặc. Tại sao trì hoãn 6 tháng không giải ngân với lý do dịch bệnh không thể đi trực tiếp, nhưng giờ đúng giai đoạn đỉnh dịch, Hoài Linh lại chi nhanh thế? Có phải do bị chỉ trích mới làm phải không?,
Nên biết: Hầu hết số tiền này được người của Hoài Linh trao cho UBMTTQ và Hội chữ thập đỏ các địa phương. Như vậy số tiền và quà này có thực sự đến tay các nạn nhân cần được cứu trợ hay không, đang là một câu hỏi lớn?Vì những con “linh cẩu” tại đây đã từng tranh giành miếng mồi từ thiện, như trước đây nhiều lần báo chí đã phản ánh.
Có người cho rằng, cuộc giải ngân 15.2 tỷ của Hoài Linh đúng là một vở hài.
Nếu trao tiền kiểu đó thì cần gì ra tận miền Trung, mà chỉ bàn giao toàn bộ số tiền này cho Trung ương UBMTTQ là xong.
Trước phản ứng dữ dội của dư luận và truyền thông về việc chậm trễ giải ngân hơn 13 tỷ đồng tiền từ thiện, cho thấy Hoài Linh đang vội vã, gấp rút thực hiện công việc đó như thế nào.
Đó là hành động “chườm đá lên vết bỏng” của mình. Khi “đám cháy” giận dữ của dư luận lan rộng, Hoài Linh vội vã chống chế. Anh ta chỉ đang cố chữa cháy, cố tìm cách xoa dịu dư luận, chứ chưa hề tính toán xem đồng tiền cứu trợ lũ lụt ấy được giải ngân theo cách như thế có ích lợi gì không?
Đồng tiền quyên góp đang được sử dụng có đúng mục đích không?
Hoài Linh nên biết rằng, đồng tiền quyên góp phải được sử dụng đúng mục đích có tính toán, chứ không phải dùng để xoa dịu dư luận.Đây không chỉ là câu chuyện chi tiêu tiền bạc, mà còn là lương tâm, là tình cảm, là sự nặng lòng với mỗi cảnh đời cần cứu giúp.
Điều đó cho thấy Hoài Linh thiếu chữ TÂM khi làm từ thiện. Anh ta không có kế hoạch chỉn chu, không đặt hết tình cảm, sự lo lắng, tính toán của mình vào đó, và cách ứng xử rất thiếu chuyên nghiệp trước khủng hoảng.
Hoài Linh phản ứng hoàn toàn bị động. Anh ta gần như chạy theo sự cố, để mọi việc diễn ra theo chiều hướng khủng hoảng đến đâu giải quyết đến đó, như kiếu người chữa cháy rừng vậy.
Và chuyện giải ngân gấp rút cũng chỉ là động thái “dập lửa” một cách đầy bị động của anh hề mà thôi.
Câu hỏi đặt ra là, tổng số tiền cứu trợ Hoài Linh nhận là bao nhiêu?Con số Hoài Linh công bố tháng 11/2020 là hơn 13 tỷ, nhưng khi trả lời phỏng vấn ngày 25/5 lại nói 14,67 tỷ, đến nay con số được công bố là 15,2 tỷ. Vậy sự thật là bao nhiêu mà Hoài Linh không dám công khai minh bạch?
Nhưng im lặng không còn là vàng. Im lặng không thể giúp một sự vụ ồn ào biến mất. Im lặng chỉ khiến những ức chế của dư luận tích tụ lại, và lâu ngày, khi có dịp sẽ bùng phát mạnh hơn mà thôi.
Có người rằng, không nên giày vò Hoài Linh nữa. Vì “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.
Nhưng rõ ràng là Hoài Linh chưa hề muốn “chạy lại”,chưa thành tâm hối lỗi của mình.
Ngày 03/6 vừa qua,Hồng Vân đã xin lỗi sau hơn 1 tháng bị báo chí nêu việc quảng cáo sai sự thật, và chỉ sau khi có người dọa kiện. Nhưng lời xin lỗi của Hồng Vân thiếu chân thành, còn bao biện này nọ.
Đức Hải đã dùng lời lẽ thô tục để mạt sát người khác. Nhưng bị đánh giá là hèn, vì dám làm mà không dám chịu, đổ cho bị hack.
Trần Thành hờn dỗi khi bị moi ra thất hứa với Thủy Tiên, nói từ nay không làm từ thiện nữa.v.v.
Dư luận cho rằng: Đa số nghệ sĩ sống ảo, thiếu nền tảng văn hóa, luôn tạo ra hào quang quanh mình, và muốn mọi người chiêm ngưỡng cái hào quang đó.
Nhiều nghệ sĩ đang bị ảo tưởng khi được tung hô quá đà. Họ đánh tráo khái niệm về “tài năng” và “người nổi tiếng”. Giá trị của nghệ sĩ phải được định đoạt bằng tài năng chứ không phải bằng những phát ngôn ngông cuồng, hay sự khoe khoang về cuộc sống xa hoa, giàu có của họ.
Điều đó cho thấy nhiều nghệ sĩ đang đặt cái tôi quá cao, tự thấy mình đặc biệt so với số đông. Trong việc từ thiện, họ đặt mình ở vị thế cao hơn, ở vị thế của những người ban ơn. Vì thế khi bị chỉ trích, họ đã nảy sinh ấm ức, cho rằng làm ơn, mắc oán.
Còn như Thành Lộc, Tuấn Khanh… được nhiều người mến mộ là rất hiếm.
Cụ Nguyễn Du đã rất chí lý khi viết rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Có người đã nói rằng: “Để tỏa sáng rực rỡ như ngày nay, mặt trời phải cần đến cả triệu năm để tự thiêu đốt chính mình”.
Thao Ngoc 4/6
Leave a Comment