Từng bước âm thầm lén lút, Trung Quốc đã vượt qua biên giới được quốc tế công nhận lãnh thổ của Bhutan để xây dựng các thị trấn, mở rộng thêm một cuộc chơi quyền lực toàn cầu mới và nguy hiểm cho các nước láng giềng.
Kể từ năm 2015, một mạng lưới đường xá, tòa nhà và tiền đồn quân sự chưa được chú ý trước đây đã được xây dựng sâu trong một thung lũng linh thiêng ở Vương quốc Phật giáo Bhutan.
Trong một bài viết độc quyền cho tạp chí Foreign Policy vào ngày 7 tháng 5, ông Robert Barnett, một nhà nghiên cứu về lịch sử và chính trị Tây Tạng hiện đại, cho biết Trung Quốc đã xây dựng toàn bộ thị trấn với đầy đủ đường xá, một nhà máy điện, hai tòa nhà cơ sở đảng, một trạm thông tin liên lạc, tiền đồn quân đội và cảnh sát và một nhà kho, nằm sâu trong lãnh thổ của Bhutan gần 8 km.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là vì các khám phá mới cho thấy Trung Quốc đã âm thầm xâm lược nước láng giềng Himalaya trong nhiều năm. Trong tiếng Trung Quốc, có một thuật ngữ gọi là Cánshí (蚕食), có nghĩa “gặm nhấm” như con tằm ăn lá dâu, từ từ chiếm đoạt từng mảnh biển đảo lãnh thổ của các quốc gia khác.
Những gì Bắc Kinh đã làm ở Biển Đông – xây dựng các tiền đồn quân sự và yêu sách chủ quyền bất kể công pháp quốc tế – cũng đang được thực hiện trên dãy Himalaya.
Vào tháng 10 năm 2015, Trung Quốc thông báo rằng một ngôi làng mới, được gọi là Gyalaphug trong tiếng Tây Tạng hoặc Jieluobu trong tiếng Trung Quốc, đã được thành lập ở phía nam của Khu tự trị Tây Tạng (TAR).
Vào tháng 4 năm 2020, Bí thư đảng cộng sản TAR, Wu Yingjie, đã đi qua hai con đèo ở độ cao hơn 4.000 mét, trên đường đến thăm ngôi làng mới.
Ở đó, Wu nói với cư dân được đưa đến từ Tây Tạng hãy “cắm rễ cây như hoa Kalsang ở vùng biên giới tuyết” và “giương cao lá cờ đỏ năm sao rực rỡ”.
Phim về chuyến thăm đã được phát trên các kênh truyền hình địa phương và dán trên trang nhất của các tờ báo Tây Tạng. Tuy nhiên, nó đã không được báo cáo bên ngoài Trung Quốc.
Tất cả các ngôi làng mới được xây dựng ở Tây Tạng đều là cơ hội để Trung Quốc khoa trương thành tích. Nhưng Gyalaphug thì khác, vì lần này, nó ở bên trong lãnh thổ của Bhutan.
Wu và các quan chức, cảnh sát và nhà báo đã vượt qua biên giới, đến khu vực rộng 232 dặm vuông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền từ đầu những năm 1980 nhưng được quốc tế hiểu là một phần của quận Lhuntse ở phía bắc Bhutan.
Các quan chức Trung Quốc đã đến thăm để kỷ niệm thành công của họ trong việc đưa những người định cư, nhân viên an ninh và cơ sở hạ tầng quân sự vào một lãnh thổ mà quốc tế và lịch sử hiểu là của người Bhutan.
Ngày nay, tất cả Thung lũng Menchuma và hầu hết Beyul của người Bhutan đều do Trung Quốc kiểm soát.
Nếu quân đội Bhutan muốn chiếm lại các khu vực này, họ sẽ phải đi bộ và, với việc thiếu cơ sở hạ tầng ở phía họ, sẽ ngay lập tức vượt quá khả năng tiếp tế hoặc tiếp viện. Quân đội Trung Quốc có một doanh trại gần trong tầm tay, được trang bị cơ giới và chỉ cách thị trấn gần nhất ở Trung Quốc khoảng ba giờ lái xe.
Ông Barnett nói: “Có rất ít điều mà Bhutan có thể làm được”.
Quan điểm đó được lặp lại bởi giáo sư quan hệ quốc tế Hal Brands của Đại học Johns Hopkins.
Giáo sư Brands nói với Bloomberg: “Không rõ liệu chính phủ Bhutan có nhận ra rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm chiếm một cách hiệu quả một phần nhỏ, hẻo lánh của lãnh thổ mình hay không, hay họ biết nhưng bất lực trong việc phản ứng.”
Bhutan là một quốc gia nằm hoàn toàn trong sườn phía nam của dãy Himalaya, phía bắc bị ép xuống bởi Trung Quốc và phía nam giáp mặt với Ấn Độ. Với diện tích 38.394 km vuông và dân số khoảng 763.000 người, Bhutan không có đủ tài nguyên và nhân lực để đối chọi với bá quyền Trung Quốc.
Hoàn Cầu Thời Báo của nhà nước Bắc Kinh đưa ra ảnh chụp hai nhóm chuyên gia Bhutan-Trung Quốc về các vấn đề biên giới đã họp lần thứ 25 giữa hai nước tại Côn Minh vào tháng 4 năm 2021. Tất cả những nụ cười trong tấm ảnh.
Điều rõ ràng là sự hiện diện của Trung Quốc sẽ nằm lì ở đó.
Với các thị trấn mới được xây dựng ở trong Bhutan, Bắc Kinh lại một lần nữa hành xử như kẻ tội phạm, tạo ra “sự thật đã rồi” để thách thức công pháp của thế giới./.
Người Đà Lạt Xưa
Leave a Comment