Làm lãnh đạo là thể hiện tài năng dùng người. Nói đến việc quản lý một quốc gia là nói đến công việc như vậy. Là dùng người. Bởi trên thế giới này không hề có một cá nhân nào biết tất, chính vì vậy khi ngồi vào ghế người đứng đầu chính phủ thì việc quan trọng nhất của người đứng đầu là dùng người thế nào để ra quyết định sáng suốt hoặc ít nhất là tránh được sai lầm.
Tổng thống Mỹ là người đứng đầu chính phủ, điều hành chuyên ngành thay cho tổng thống là các bộ trưởng. Thông thường, những bộ trưởng là người đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong ngành ông ta quản lý, nói chung là cần nhà kỹ trị cho ghế bộ trưởng là tốt nhất. Tổng thống không phải là thánh nên tổng thống không thể biết mọi lĩnh vực. Vậy đối với lĩnh vực mà tổng thống không am hiểu nhưng tổng thống lại người ra lệnh bộ trưởng thi hành thì tống thống phải làm gì để tránh sai lầm? Cần có lực lượng cố vấn để giúp tổng thống ra quyết định. Nếu không có người cố vấn, thì sẽ xảy ra hiện tượng “thằng mù ra lệnh thằng sáng” gây nên thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước.
Trong cơ cấu quản trị đất nước kiểu Mỹ, phó tổng thống có vai trò rất mờ nhạt. Người phó chỉ là người đứng đầu thượng viện, và đại diện tổng thống đi đám tang các nhà độc tài trên thế giới và một số chức năng khác không mấy quan trọng. Thực tế, phó tổng thống là nhân sự dự phòng khi tổng thống gặp sự cố gì đó làm mất khả năng điều hành đất nước. Nói tóm lại phó tổng thống như là “bánh sơ cua” trong chiếc ô tô, vì thế người ta mới có câu nói đùa rằng “ước mong lớn nhất của phó tổng thống Mỹ là mong sao cho tổng thống chết”, hết.
Đứng ở góc độ quản trị quốc gia, vai trò người phó không cần thiết. Chính vì vậy, trong chính phủ chỉ cần có một người phó theo dạng dự bị cho người trưởng mà thôi. Hãy nhìn sang chính phủ Nhật người ta tạo ra cấp phó thế nào? Ở Nhật, Thủ tướng là người trực tiếp chỉ đạo các bộ trưởng, chỉ có duy nhất một phó thủ tướng. Phó thủ tướng chủ yếu là người dự phòng cho thủ tướng nên Nhật Bản quy định Bộ Trưởng tài Chính kiêm luôn chức phó thủ tướng. Nó tựa như phó tổng thống Mỹ kiêm luôn chức chủ tịch thượng viện cho có việc. Nói tóm lại nhiệm vụ của phó thủ tướng vẫn là bộ trưởng, còn lại công việc của phó thủ tướng chẳng có gì đáng kể.
Tại Việt Nam một thủ tướng có đến 5 phó thủ tướng. Trong đó:
Ông Trương Hòa Bình nắm các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; Văn phòng Chính phủ; làm Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Ông này nắm 7 bộ mà không có ban cố vấn giúp ra quyết định thì khác nào “thằng mù ra lệnh thằng sáng”?
Ông Phạm Bình Minh được phân công thay mặt thủ tướng quản lý mảng ngoại giao, vậy bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn đóng vai trò gì? Là bù nhìn à?
Ông Lê Minh Khái thì nắm 10 bộ hoặc cơ quan ngang bộ. Và ông Lê Văn Thành nắm 5 bộ. Điều đáng nói là Thủ tướng Chính phủ của CS Việt Nam lại không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, công việc đã phân công cho Phó thủ tướng. Vậy thì thủ tướng làm gì? Sao không dẹp thủ tướng cho đỡ tốn?
Hiện nay ông Phạm Minh Chính vẫn giữ Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng do ông Nguyễn Xuân Phúc lập năm 2017. Lẽ ra với tổ tư vấn giúp thủ tướng ra quyết định thì dù quản lý 10 bộ hay 30 bộ thì thủ tướng cũng quản lý tốt thôi. Như đã nói, tầm bộ trưởng thì cần nhà kỹ trị, nhưng tầm thủ tướng là nghệ thuật dùng người. Thủ tướng có thể dùng tổ tư vấn để khắc phục yếu điểm của mình ở những lĩnh vực mình không chuyên và vấn đề của thủ tướng là chọn người giỏi và hữu dụng để dùng đúng mục đích, hết.
Với việc chèn 5 phó thủ tướng vào làm thay vai trò thủ tướng, chính điều này gây ra hiện tượng “thằng mù sai khiến thằng sáng” và đồng thời nó hạn chế tính hiệu quả của tổ tư vấn trong quá trình giúp thủ tướng ra quyết định. Tổ cố vấn thì khuyên thủ tướng, nhưng phó thủ tướng lại ra quyết định sai khiến các bộ trưởng. Tổ chức như thế là trớt quớt. Đấy! Rõ ràng việc chèn một đám phó vào làm thay việc thủ tướng cốt chỉ làm cho bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả thêm chứ chẳng ích gì cả. Cái “được” duy nhất trọng việc chèn thêm đám phó chỉ là mục đích kiếm chác, hết./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
Leave a Comment