Quảng Cáo

Tăng học phí là cần thiết, nhưng…

Quảng Cáo

Đỗ Ngà|

Theo như con gái tôi cho biết, với ngành Biomedical Engineering (Kỹ Thuật Y Sinh) tại đại học RMIT – Melbourne – Úc, nếu là sinh viên bản địa thì đóng 7.000 AUD/năm, nếu là sinh viên quốc tế thì đóng gần 40.000 AUD/năm. Chương trình này học 4 năm và sinh viên bản địa được chương trình HECS-HELP của chính phủ Úc cho vay 100% học phí, trong khi đó sinh viên quốc tế đóng đủ.

Đối với giáo dục phổ thông, chính phủ Úc cung cấp giáo dục miễn phí, tuy nhiên giáo dục đại học thì không hề có chương trình miễn phí mà phải có học phí. Có một số ngành phải đóng học phí rất cao vì nó cần trang thiết bị hiện đại và đắt tiền. Đại học ở Úc là giáo dục đại học tự chủ. Nghĩa là trường đại học tự kiếm tiền, tự thiết kế chương trình giảng dạy và tự đầu tư phát triển. Chính vì vậy mà học phí rất cao. Đương nhiên học phí cao đi kèm chất lượng đào tạo tốt, tức vẫn là “tiền nào của đó”.

Tự chủ đại học là vấn đề cốt lõi để đưa nền giáo dục đại học của một nước phát triển. Trong tự chủ đại học nó bao gồm tự chủ tài chính và tự do học thuật.

Cứ xem trường như doanh nghiệp, trường sẽ bán sản phẩm của họ cho sinh viên. Sản phẩm là chương trình giảng dạy, tiền mua sản phẩm chính là học phí. Để có nguồn thu lớn thì sản phẩm của trường phải bán được giá và thu hút nhiều người mua. Từ nguồn thu lớn ấy, trường dùng một phần để vận hành bộ máy nhà trường, một phần tái đầu tư nâng cao chất lượng và “mở rộng sản xuất”, một phần trích cho quỹ dự phòng.

Để làm chương trình giảng dạy có chất lượng thì cần phải có tự do học thuật. Khi đó, trường sẽ thiết kế ra chương trình đào tạo có chất lượng và từ đó thu hút sinh viên quốc tế tụ về “mua sản phẩm” của trường. Như ở Úc chương trình đào tạo cho sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế là như nhau, nhưng học phí cho sinh viên quốc tế cao đến gấp từ 3 đến 5 lần sinh viên bản địa. Vì vậy trường cần phải làm ra chương trình đào tạo chất lượng và quảng bá khắp thế giới vì càng nhiều sinh viên quốc tế trường càng lời lớn. Trường RMIT của Úc có 2 cơ sở ở Việt Nam, một ở TP. HCM và một ở Hà Nội, họ thu học phí rất cao. Xem cơ sở vật chất của họ hơn hẳn cơ sở vật chất của trường đại Học Bách Khoa nếu so sánh cùng ngành.

Hiện nay mức học phí của trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM là 12 triệu/năm cho chương trình đào tạo đại trà, tức là khoảng 700 AUD/năm (chỉ bằng 1/10 so với học phí mà RMIT thu của sinh viên bản địa). Vậy nếu Đại Học Bách Khoa cứ thu tiền học phí bèo bọt kiểu đó thì lấy gì họ có tiền để phát triển? Họ theo kịp được ai trên thế giới? Vậy nên việc tăng học phí là điều cần thiết, thậm chí cần phải tăng cao hơn nữa chứ tăng lên chỉ có 25 triệu/năm thì trường cũng chẳng có dư địa nhiều để đầu tư và phát triển.

Tăng học phí là đúng, nhưng ngoài tăng học phí nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ để dân không phải lo vấn đề học phí cho con. Nếu Chính phủ Úc có chương trình HECS-HELP cho dân họ thì tại sao chính phủ Việt Nam không có chương trình tương tự? Nếu chính phủ Việt Nam có chương trình như vậy thì trường có thể tăng từ 12 triệu/năm lên 50 triệu/năm thì cũng chẳng ai rên la. Việc cải cách giáo dục ở Việt Nam theo kiểu rách đâu vá đó chứ không hề đồng bộ, họ để cho các trường tăng học phí nhưng nhà nước không hỗ trợ gì cho dân thì đó chỉ là cách làm nửa vời, nó tạo ra áp lực lên nhân dân rất lớn. Đó là bất cập thứ nhất.

Hiện nay các trường đại học Việt Nam không có tự do học thuật. Được biết, tự do học thuật là quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận trong lĩnh vực học thuật. Trong khi đó, ĐCS Việt Nam lại cấm quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận ở tất cả mọi lĩnh vực thì lấy đâu Việt Nam có tự do học thuật. Mà không có tự do học thuật thì làm gì đổi mới được chương trình đào tạo theo hướng tiến bộ? Như vậy khi trường có chủ trương tăng học phí mà không có tự do học thuật thì chất lượng chương trình đào tạo khó mà tốt lên được. Không có chương trình tốt mà tăng học phí thì khác nào trường “bán hàng dỏm giá cao” cho sinh viên? Đấy là điểm bất cập thứ nhì.

Vậy nên muốn nâng cao chất lượng giảng dạy thì phải thực hiện 3 chính sách đồng bộ như Úc đã làm từ rất lâu:

Thứ nhất cho trường tăng học phí;

Thứ nhì thực hiện chương trình cho vay 100% học phí cho mọi thành phần sinh viên;

Thứ ba là trao quyền tự do học thuật cho đại học.

Nếu không làm đồng bộ 3 chính sách này, thì việc cho tăng học phí chỉ mang nghĩa trấn lột dân nghèo, hết./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://zingnews.vn/nhieu-truong-dai-hoc-o-tphcm-tang-hoc…

https://dantri.com.vn/…/tu-chu-dai-hoc-can-xac-dinh-ro…

Mời đọc thêm bài viết “Đồ Bộ Chính sách, điều mà ĐCS chưa bao giờ làm được”:

https://www.quyenduocbiet.com/…/dong-bo-chinh-sach-dieu…

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux