Siêu giàu Mỹ “mách nước” cho siêu giàu Trung quốc

- Quảng Cáo -

Vu Kim Hanh|

Thứ bảy (10/4/2021) cuối tuần mà giới báo chí và kinh doanh giật mình trước hình phạt quá nặng của chính phủ TQ dành cho tập đoàn Alibaba của tỷ phú công nghệ Jack Ma.

ÁN PHẠT KINH ĐỘNG CHO ALIBABA VÀ JACK MA

Tin từ Thượng hải, hãng Reuters cho biết, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã phạt Alibaba Group Holding Ltd 18 tỷ nhân dân tệ (tức 2,75 tỷ USD) vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đánh dấu mức phạt năng nhất, cao nhất từ trước đến nay tại TQ.

- Quảng Cáo -

Số tiền phạt này bằng 4% doanh thu của Alibaba vào năm 2019. Tỷ phú sáng lập đế chế kinh doanh của Alibaba, Jack Ma, đã bị giám sát gắt gao sau những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với hệ thống quản lý của Trung Quốc vào cuối tháng 10. Vào cuối tháng 12, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc (SAMR) thông báo họ tiến hành điều tra chống độc quyền và đã xác định rằng từ 2015 (!) Alibaba đã “lạm dụng sự thống trị thị trường” bằng cách ngăn cản các thương gia thành viên sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến khác.

Trước đó một ngày, Forbes thông tin: Bắc Kinh đã vượt qua New York, trở thành TP có nhiều tỷ phú hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới, theo danh sách người giàu hàng năm mới nhất của Forbes. Thủ đô của Trung Quốc có thêm 33 tỷ phú vào năm ngoái và hiện có tất cả 100 tỷ phú. Vậy là Bắc Kinh đánh bại New York, nơi đang có 99 tỷ phú và đã giữ vị trí hàng đầu trong bảy năm qua. Đó là nhờ TQ nhanh chóng chặn được Covid 19 và nhờ sự nổi lên của các công ty công nghệ và thị trường chứng khoán nước này.

Dù vậy, giành được vị trí đầu bảng, tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú ở New York vẫn lớn hơn tài sản ròng của đối tác của họ ở Bắc Kinh đến 80 tỷ đôla.

Người giàu nhất Bắc Kinh là Zhang Yiming, sáng lập viên của ứng dụng chia sẻ video TikTok (cũng là giám đốc điều hành của công ty mẹ ByteDance) có tài sản ròng tăng lên gấp đôi, lên thành 35,6 tỷ đôla.

Như vậy, người giàu nhất thủ đô TQ (không phải giàu nhất TQ) vẫn còn kém xa người giàu nhất New York, đó là cựu Thị trưởng Michael Bloomberg, với khối tài sản trị giá 59 tỷ đôla

…VÀ SIÊU GIÀU NƯỚC MỸ MÁCH NƯỚC CHO GIỚI SIÊU GIÀU TRUNG QUỐC BẢO MẠNG THẾ NÀO?

Rất thú vị là cũng hôm qua, tôi đọc được một bài của hãng tin Bloomberg (mà ông chủ chính là siêu giàu New york nói trên) chỉ ra 3 bí quyết để bảo toàn tính mạng và tài sản trước sự “soi mói” của chính quyền.

Ông bà mình có câu nói thật hợp trong trường hợp này: “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”. Là người ngoài, tỷ phú Bloomberg thấy rõ nguy cơ bị đe dọa, bị thất sủng hay bị trừng trị của tầng lớp quá giàu mà “không biết cách”. Bài viết của Bloomberg là một nghiên cứu chuyên nghiệp, khách quan, khá dài nên tôi chỉ xin chọn những đoạn chính.

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

Ở Trung Quốc, bạn có thể giàu nhưng không nên quá giàu, càng không nên mong muốn thành tỷ phú số 1. Nếu là một tỷ phú ngành bất động sản hay công nghệ, điều quan trọng là bạn PHẢI BIẾT CÚI ĐẦU (keep your head down).

Việc đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chỉ cần nhìn vào những người đã từng là người đầu tiên trong số những người giàu có và quyền lực nhất (bài này viết trước khi có hình phat chọ Alibaba?). Tất cả đều gặp “rắc rối” với Bắc Kinh.

-Jang Jianlin, người sáng lập tập đoàn bất động sản Dalian Wanda Group Co. Ltd. và là người giàu nhất Trung Quốc vào năm 2016, đã bị chính phủ buộc chuyển vốn đầu tư ở nước ngoài về sau khi Bắc Kinh phát động chiến dịch xóa nợ công ty một cách nghiêm túc. Còn Hui Ka Yan, người giàu nhất Trung Quốc năm 2017, đã được yêu cầu cắt giảm số nợ sau khi Tập đoàn China Evergrande của ông trở thành DN mắc nợ nhiều nhất thế giới. Và sau đó là tỷ phú Jack Ma…Cả Pony Ma của Tencent Holdings Ltd., người mà những năm gần đây đã cạnh tranh vị trí số 1 với Jack cũng không được “tha thứ”: Gần đây, ông đã được các cơ quan giám sát của Bắc Kinh hỏi về các vấn đề tuân thủ luật chống độc quyền.

Bắc Kinh cho biết: họ cảnh giác với các nhà doanh nghiệp phát triển quá giàu vì họ thường vay nợ nhiều để mở rộng, dẫn tới sức khỏe tài chính của các công ty Trung Quốc gặp rủi ro. Ngoài ra, chính phủ cũng quan tâm quyền lực độc quyền của các tập đoàn công nghệ vì ngại gây ra những rủi ro hệ thống cho xã hội.

Sau đây là 3 giải pháp gợi ý:

1/HÃY LÀ NHÀ TỪ THIỆN LỚN

Nếu “rủi” mà bạn phải là người giàu nhất Trung Quốc, bạn cũng phải là người làm từ thiện nhiều nhất. Như Colin Huang, người sáng lập Pinduoduo Inc, công ty khởi nghiệp thương mại điện tử, có cổ phiếu tăng mạnh đã đưa anh ta lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Xét về lượng người dùng, công ty mới 6 năm tuổi này đã vượt qua Alibaba, trở thành trang mua sắm trực tuyến phổ biến nhất.

Mùa hè năm ngoái, Huang đã quyên góp hơn 10% cổ phần của công ty cho hoạt động từ thiện và nghiên cứu khoa học. Anh ta còn chuyển nhượng quyền sở hữu 2,7% cho một nhà đầu tư khác, làm giảm giá trị tài sản ròng xuống hơn 10 tỷ USD.

Rồi cũng chính Huang gần đây đã từ chức chủ tịch công ty để “tập trung vào nghiên cứu” khoa học đời sống, khiến cổ phiếu của Pinduoduo sụt giảm mà tài sản cá nhân anh ấy mất thêm 4 tỷ đô la nữa. (Tất cả tài sản ròng và dữ liệu xếp hạng này là tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2021 khi đóng cửa thị trường.)

Việc tụt hạng, bớt giàu là điều quan trọng ở Trung Quốc xã hội chủ nghĩa. Và hoạt động từ thiện là cách thể hiện “thiện chí” tốt nhất…

Tuy nhiên, Huang không thể sánh được với doanh nhân Hui của Evergrande. Năm 2020, với 3 tỷ nhân dân tệ quyên góp, Hui được xếp hạng là người làm từ thiện nhiều nhất Trung Quốc, suốt 4 năm liên tiếp. Tỷ phú này lập công đặc biệt: ông đặc biệt chủ động chuyển tiền mặt cho Vũ Hán chỉ một ngày sau khi TP bị phong tỏa và còn tổ chức quyên góp hàng triệu đô la cho nghiên cứu y tế sau đó.

Thấy rõ là ông Hui dù “lỡ giàu”, cũng biết cách điều chỉnh mối quan hệ của mình với Bắc Kinh bằng việc nhiệt tình tham gia vào cuộc “khiêu vũ” rất uyển chuyển, tinh tế với chính phủ khi giá nhà đất tăng cao cùng với mức tăng nhanh về nợ của công ty anh ta.

2/ HÃY LUÔN CHÚ Ý TỚI CẤU TRÚC CỔ PHIẾU CỦA BẠN

Thứ hạng của các tỷ phú trên khắp thế giới thường thay đổi do giá cổ phiếu, trong khi tài sản riêng – chẳng hạn như cổ phần đầu tư mạo hiểm của một cá nhân – thực tế lại bị bỏ qua. Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc phải tìm cách kềm chế giá trị ròng tài sản của họ bị (được) tăng vọt khi cổ phiếu công ty nhảy lên trên thị trường. Để làm điều này, nên tổ chức hệ thống kép, tức cấu trúc lớp kép của cổ phiếu.

Các doanh nhân công nghệ thường sử dụng chiến lược này để giữ quyền kiểm soát khi các công ty khởi nghiệp của họ tổ chức các vòng gọi vốn đầu tư mạo hiểm rồi sau đó niêm yết công khai. Nhưng các doanh nhân Trung Quốc cũng có thể sử dụng cấu trúc kép để ngăn việc xếp tăng thứ hạng tỷ phú của họ.

Hãy cùng xem lại trường hợp ông Huang của Pinduoduo. Khi ông vẫn còn là chủ tịch, cổ phiếu loại B của ông – đã cấp cho ông gấp 10 lần quyền biểu quyết so với cổ phiếu loại A – nên ông có 80% quyền kiểm soát công ty. Về danh nghĩa, ông chỉ có 29% cổ phần, vì hai lớp cổ phiếu có quyền kinh tế như nhau (nhưng quyền lực thực tế của bạn thì khác). Bạn phải trả tiền và thật “chuyên nghiệp” để có cấu trúc cố phiếu hai lớp để giúp bạn có thể duy trì quyền kiểm soát nhưng tài sản tính từ giá cô phiếu thì không hề to lớn chói lọi thu hút sự chú ý của Bắc Kinh.

3/ ĐỪNG NGẠI LẬP CÁC CÔNG TY, TẬP ĐOÀN RIÊNG

Ông Hui của Evergrande Hui có một tài sản quí như ngọc, như vương miện mà ali5 không thể hiện ở giá trị tài sản ròng. Đó là quyền sở hữu hơn 70% cổ phần của China Evergrande Group, lần lượt nắm giữ hơn 70% cổ phần của công ty xe điện (công nghệ xanh) tên China Evergrande New Energy Vehicle Group. Giá trị thị trường của công ty con EV của ông đã tăng hơn 1.000% trong năm 2020, lên tới 76 tỷ đô la, cao hơn mức vốn hóa thị trường chỉ có 25 tỷ đô la của công ty mẹ. Nếu tính tổng tài sản, có bao gồm luôn đơn vị EV – dù cho coi các CT khác chỉ có giá bằng 0 thì anh ta cũng sẽ là người giàu thứ năm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng tỷ phú, Hui chỉ nhận được tín dụng cho cổ phần của mình trong China Evergrande Group – và vì vậy anh ta nghèo bị giảm tài sản hơn khoảng 20 tỷ USD! Và là người giàu thứ 13 của Trung Quốc, với giá trị tài sản ròng chỉ 23 tỷ USD.

Còn tỷ phú giàu nhất Trung Quốc thì sao? Ông trùm nước đóng chai có nên lo lắng không? Thứ nhất, Zhong không thuộc lĩnh vực bất động sản và công nghệ đầy biến động đang bị nhà nước “me” kỹ. Anh ấy cũng là một người làm việc chăm chỉ. Zhong có cổ phần kiểm soát trong nhà sản xuất vắc-xin và bộ xét nghiệm viêm gan.

Và anh ta biết tự mình giảm một số cổ phiếu trong 84% cổ phần của anh ta trong công ty. Đó là bút toán đấy thôi. Anh ấy thực sự không mất bất cứ thứ gì hữu hình. Sự giàu có của anh ta là do bút toán của kế toán. Anh ấy vẫn ngủ ngon khi có phòng kế toán biết việc!

#MichaelBloomberg #JackMa #Alibaba

- Quảng Cáo -