Trung Quốc đã phản đối các hành động trừng phạt “hoặc các biện pháp cưỡng chế khác” để ngăn chặn đổ máu ở Myanmar sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong cùng lúc, báo cáo của Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) cho thấy ít nhất 550 người dân thường đã bị quân đội Tatmadaw giết chết trên toàn quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Zhang Jun, đã đưa ra tuyên bố sau khi Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar, cầu xin 15 thành viên của Hội đồng Bảo an xem xét hành động “để ngăn chặn thảm họa đa chiều ở trung tâm châu Á”.
Zhang Jun lập luận cho rằng: “Áp lực từ một phía và kêu gọi các biện pháp trừng phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đối đầu, và làm phức tạp thêm tình hình, điều này không mang tính xây dựng”.
“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế và thực hiện các hành động với thái độ xây dựng để giảm leo thang và hạ nhiệt tình hình.”
Ông nói thêm rằng Trung Quốc ủng hộ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của khối ASEAN trong đó Myanmar là một trong mười thành viên “để cố gắng tìm ra một giải pháp ngoại giao”.
Trong khi lập luận cho rằng Trung Quốc có quan tâm đến “tính mạng và tài sản của người dân Myanmar”, ông Zhang đã không quên khẳng định rằng Bắc Kinh còn quan tâm đến “các công dân và doanh nghiệp nước ngoài cần được bảo vệ”, và cảnh báo rằng “bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào họ là không thể chấp nhận được”.
Đối với Bắc Kinh, dường như sinh mạng người dân Myanmar không được ưu tiên so với các doanh nghiệp và tài sản của Trung Quốc đang bị đe dọa ở Myanmar. Tháng trước, Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước sự kiện các nhà máy của người Trung Quốc ở Yangon đã bị đốt cháy, khiến chế độ quân đội Myanmar phải áp đặt thiết quân luật ở thành phố này.
Hôm nay, có nhiều dấu hiệu người dân Myanmar muốn trút sự giận dữ của họ vào hai đường ống dẫn dầu và khí đốt của Trung Quốc chạy qua lãnh thổ Myanmar đến Côn Minh, Vân Nam.
Trung Quốc đang lo ngại về an ninh đối với tài sản đầu tư của họ ở Myanmar, đặc biệt đoạn đường ống chạy ngang Bang Shan.
Khẩu hiệu chúng tôi muốn dân chủ “We Want Democracy” đã được viết lên đường ống tại tiểu bang này./.
Người Đà Lạt Xưa
#myanmar #báquyềntrungcộng
Leave a Comment