Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tàu hải cảnh xuất hiện cùng hàng trăm ‘tàu dân binh’ Trung Quốc ở Trường Sa?
Simularity cũng công bố nhiều ảnh chụp vệ tinh vào các tháng 1, 2 và 3-2021 sau đó để so sánh. Chẳng hạn ngày 23 và 24-3-2021, Simularity đếm được khoảng 200 tàu tại Đá Ba Đầu, trong đó “phần lớn có thể là tàu cá và một vài chiếc có thể là tàu hải cảnh Trung Quốc. Phía Philippines trước đó cho rằng các tàu này do dân quân biển Trung Quốc điều khiển.
Ảnh vệ tinh tiết lộ số lượng lớn tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu không đánh bắt cá
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc vẫn xuất hiện tại Đá Ba Đầu trong tuần này. Truyền thông Philippines nói rằng các ảnh chụp cho thấy trời nắng và ít mây tại đây, không rõ liệu các tàu này sẽ rời đi hay không.
Hãng tin AFP ngày 25-3 chia sẻ ảnh chụp vệ tinh của Công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy cảnh các tàu Trung Quốc “dàn đội hình” tại Đá Ba Đầu hôm 23-3, tức trong tuần này.
Trong một ảnh chụp, nhiều tàu neo đậu san sát nhau, với nhiều lớp như vậy. Có hàng khoảng 50 tàu, có hàng khoảng 20 tàu…
Các ảnh chụp này được công bố vài ngày sau khi phía Philippines cho biết nhiều tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc xuất hiện tại Đá Ba Đầu, cũng như công bố các ảnh chụp cận cho thấy các tàu này.
Lúc đầu, các quan chức Philippines cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu hôm 7-3. Sau đó, Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) cho biết phát hiện 183 tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc vẫn tiếp tục có mặt tại đây hôm 22-3.
Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Như có thể thấy từ các ảnh chụp vệ tinh, Đá Ba Đầu là rạn san hô có hình chữ V. Nhiều tàu Trung Quốc di chuyển vào khu vực bên trong đá hình chữ V này.
Ảnh chụp vệ tinh tại Đá Ba Đầu hôm 23-3 – Ảnh: AFP/Maxar Technologies
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm 22-3 nói rằng các tàu xuất hiện tại Đá Ba Đầu chỉ là tàu cá và đang trú ẩn do “điều kiện thời tiết xấu” trên biển. Họ nói: “Không có sự hiện diện của dân quân biển Trung Quốc như cáo buộc”.
Với lý do thời tiết xấu như trên, hiện không rõ liệu các tàu này sẽ rời Đá Ba Đầu một khi thời tiết cải thiện hay không. Tuy nhiên, Đài ABS-CBN News đánh giá: “Cả ảnh của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm 7-3 và ảnh AFP hôm 23-3 đều cho thấy tại Đá Ba Đầu trời nắng và ít mây”.
Cựu phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio hôm 24-3 nói rằng nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba Đầu như vậy có thể là hành động mở đầu việc chiếm đóng.
“Theo tôi thấy, đây là một hành động mở đầu việc chiếm đóng Đá Ba Đầu, giống như những gì họ đã làm với Đá Vành Khăn năm 1995.
Lúc đầu họ nói rằng ngư dân cũng chỉ trú ẩn ở Đá Vành Khăn. Còn giờ thì Đá Vành Khăn đã là căn cứ hải quân và không quân của họ. Họ gọi đó là Trân Châu Cảng của họ ở Biển Đông. Đó là một căn cứ hải không quân to lớn” – ông Antonio Carpio, chuyên gia về luật biển, giải thích.
Truyền thông Philippines cho biết các ảnh chụp tại Đá Ba Đầu gần đây cho thấy trời nắng và ít mây – Ảnh: AFP/Maxar Technologies
Phía Trung Quốc nói rằng các tàu xuất hiện tại Đá Ba Đầu chỉ là tàu cá, trong khi Philippines cho rằng những tàu này là tàu dân quân biển Trung Quốc – Ảnh: AFP/Maxar Technologies
Các tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc tại Đá Ba Đầu hôm 22-3 – Ảnh: Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP)
Ảnh chụp gần hơn cho thấy các tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu – Ảnh: AFP/Philippine Coast Guard
Leave a Comment