Vùng xám là vùng mờ ảo không nhận diện rõ đối tượng. Đó là cách tạo vấn đề mà người ta thiếu điều kiện chứng minh rõ ràng. Những vùng thuộc chủ quyền Việt Nam thì Tàu tạo thành vùng tranh chấp, vùng tranh chấp thì Tàu khẳng định là vùng rõ ràng thuộc Tàu. Đó là chiến thuật “vùng xám” mà Tàu Cộng rất ưa dùng để gặm nhấm chủ quyền Việt Nam.
ĐCS Việt Nam cũng tạo ra vùng xám, nhưng không phải để mở rộng chủ quyền quốc gia như Tàu đang làm mà là để đối phó với dân. Để che giấu những gì xấu xa mà họ đang làm. “Tình hữu nghị”, 16 Chữ vàng, 4 Tốt” hay “Hiệp Ước Thành Đô” vv.. là những vùng xám mà ĐCS đang tạo ra để che mắt dân. Cái gọi là “tình hữu nghị” nó được ĐCS giải thích là “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, nhưng người dân thì gọi nó là “một loại quan hệ chủ tớ”.
Mỗi khi có hiện tượng “hữu nghị” bất thường, dân thì thấy ĐCS đang cúi đầu thờ giặc, còn ĐCS thì giải thích rằng “đó là sự hợp tác giữ 2 đảng, 2 nhà nước”. Và chính bức màn che đó, nó làm cho người dân không đủ bằng chứng để buộc tội ĐCS. Nhờ đó mà ĐCS dù quỳ gối trước ngoại bang nhưng họ luôn có cách giải thích theo cái lí của họ.
Tranh cãi về một sự kiện màu xám thì không đến đâu cả. Mỗi bên có lý riêng của mình. Người dân nói “hội nghị Thành Đô là Hội Nghị bán nước”, đảng hỏi lại “Nội dung đâu? Chứng minh xem?” thế là dân cứng họng, vì nội dung nó được giữ bí mật. Nếu dân cố chứng minh rằng: “Tôi thấy, từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam phụ thuộc Tàu hơn. Điều đó chứng minh Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị bán nước”, Vậy khi đảng hỏi lại: “Làm sao biết sự phụ thuộc ấy là do những quy định trong Hiệp Định đã ký kết tại Thành Đô?”. Thế là dân cứng họng, tuy nhiên dân vẫn không tin nội dung của hiệp định đã ký tại Thành Đô năm 1990 là có lợi cho Việt Nam.
Đấy! Hiệp Định đã ký tại Hội Nghị Thành Đô là vùng xám, dân vẫn khăng khăng cho là ĐCS bán nước nhưng thiếu cơ sở chứng minh rõ ràng. Còn ĐCS, dựa vào vùng xám đó chối bay chối biến điều họ làm. Ai tin đảng thì nghĩ theo những gì đảng thanh minh, còn ai quá hiểu CS thì tin là ĐCS bán nước thờ giặc. Thế thôi.
Nếu không có internet thì mãi mãi dân không biết về công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng đã ký bán 2 quần đảo cho Tàu. Và nếu dân không tiếp xúc đủ 2 văn bản gồm: Bản tuyên bố ngày 4/9/1959 của phía Trung Quốc khẳng định Hoàng – Trường Sa thuộc chủ quyền của Tàu và Công Hàm thừa nhận bản tuyên bố đó của Phạm Văn Đồng sau đó 10 ngày thì người ta sẽ không hiểu hết bản chất vấn đề. Mà không hiểu hết bản chất vấn đề thì đó chính là một loại vùng xám trong nhận thức mà ĐCS lợi dụng điều đó để chối bỏ hành động bán nước của lãnh đạo đảng thế hệ đầu.
Hiện nay phía tuyên giáo CS vẫn cố chối hành động bán nước của ông Đồng bằng cách hỏi rằng: “Trong Công hàm đó đâu có nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc? Đâu? Đâu? Đâu? Từ nào nói như thế đâu?”. Nếu người dân nào không tiếp cận được bản tuyên bố ngày 4/9/159 của Tàu là sẽ bí lời và họ sẽ thấy rằng, bên Tuyên Giáo “phản biện thuyết phục”. Đấy là những gì dân hiểu biết chưa tới đã bị tuyên giáo lợi dụng. Với CS thì họ rất nhiều thủ đoạn. Thực tế là Ban tuyên giáo đã lợi dụng vùng xám trong nhận thức của dân để chối bỏ hành động bán nước của họ mà thôi. Vậy nên đến bây giờ, nhiều người vẫn tin công hàm Phạm Văn Đồng không phải là văn tự bán nước.
Đã là vùng xám thì ắt thiếu dữ liệu để khẳng định. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một điều, nếu anh không có tà tâm thì không bao giờ anh cố tạo vùng xám trong hành động của anh cả. Vậy nên, nếu gặp vùng xám, hãy xem ai tạo ra vùng xám ấy? Người nào cố tạo ra vùng xám thì ắt kẻ đó đang âm mưu làm điều xấu. Thế thôi./.
-Đỗ Ngà-
#đảngcsvnbánnước
Leave a Comment