CTMM: Liên quan đến những thông tin về dịch vụ chích ngừa xin Quý Vị vui lòng liên lạc với dịch vụ y tế tại quốc gia sở tại để có dữ kiện chính xác tại địa phương.
***
Tiến Sĩ Trần Diệu Chân
Cập nhật ngày 25 tháng 2 năm 2021
Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC): cho biết vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc tránh cho quý vị bị bệnh COVID-19, và ngay cả khi bị nhiễm virus thì bệnh của quý vị không bị trở nặng và tránh được tử vong.
Chủng ngừa COVID-19 là phương cách quan trọng để giúp cuộc sống của chúng ta bình thường trở lại.
Vaccine COVID-19 không phải là virus sống đã bị làm yếu đi như vaccine thông thường, mà là mRNA, một dạng mật mã di truyền của COVID-19, giúp dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh COVID-19. Thông thường, vài tuần sau khi chủng ngừa, cơ thể mới tạo được hệ thống phòng thủ (miễn dịch) đối với virus gây bệnh COVID-19. Do đó, vẫn phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và người khác trước và sau khi chủng ngừa COVID-19, bằng cách:
- Đeo khẩu trang che mũi và miệng khi ra khỏi nhà, khi gặp người ngoài gia đình. Đeo 2 lớp khẩu trang càng được bảo vệ nhiều hơn.
- Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét với người khác
- Tránh tụ tập đông người trong nhà. Tránh nơi đông người, tránh phương tiện di chuyển công cộng.
- Tránh những nơi kém thoáng khí
- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông, rửa kỹ khắp 2 tay trong 20 giây, hoặc dùng thuốc sát trùng tay chứa ít nhất 60% alchohol khi không có nước và xà bông.
- Tránh sờ lên mặt. Tránh bắt tay xã giao. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì.
- Ở nhà nếu không cần thiết phải ra nơi công cộng, nhất là nếu không cảm thấy khỏe.
- Tránh hút thuốc và những động tác làm yếu phổi.
Vaccine COVID-19 an toàn
Hai loại vaccine đang được dùng ở Mỹ cần hai liều để có hiệu quả tối đa. Các mũi chích Pfizer/ BioNTech cách nhau 21 ngày, Moderna cách nhau 28 ngày. Mọi người phải dùng cùng một loại vaccine cho cả hai liều.
20 triệu người đã được tiêm vaccine COVID-19 lần 2 và 45 triệu người tiêm lần đầu tại Hoa Kỳ, và các loại vaccine này đã trải qua giai đoạn thử nghiệm an toàn với sự giám sát nghiêm ngặt nhất trong lịch sử Mỹ. Quý vị có thể gặp tác dụng phụ sau khi tiêm chủng, nhưng điều đó là bình thường. Các tác dụng phụ như ớn lạnh, sốt, hoặc mệt mỏi … sẽ biến mất sau vài ngày. Một số rất ít người bị phản ứng mạnh với các loại vaccines, và cần nêu rõ điều này với nhân viên y tế chích ngừa.
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 và các loại vaccine khác cần cách nhau 14 ngày
CDC cho biết hãy đợi ít nhất 14 ngày trước hoặc sau khi tiêm một loại vaccine khác, bao gồm cả vaccine cúm, khi muốn tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, nếu quý vị vô tình tiêm một loại vaccine khác trong khoảng thời gian hai tuần, quý vị vẫn nên hoàn thành loạt thuốc Covid-19 theo đúng liệu trình.
Chỉ lái xe sau khi tiêm vaccine ít nhất 15-30 phút
CDC yêu cầu tất cả mọi người tiêm ngừa Covid-19 phải đợi 15 phút trước khi lái xe đi. Nếu quý vị có tiền sử bị dị ứng nghiêm trọng cần phải thông báo cho giới chức y tế biết, và phải đợi 30 phút trong xe để bảo đảm có thể lái xe an toàn. Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vaccine là đau nhức và sưng tấy tại chỗ tiêm. Nhất là sau lần tiêm thứ hai, người được tiêm có thể gặp các dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, đau đầu và ớn lạnh, nhưng chỉ cần uống thuốc trị nhức đầu (như Tylenol, Advil) là các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất.
Q: Nếu chích một mũi rồi, đến ngày chích mũi thứ hai lại quên và bị bỏ lỡ, hoặc sợ có tác dụng phụ, thì sao?
A: Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng, đối với các loại vaccine yêu cầu chích hai mũi, mọi người nên chích đủ để có lợi ích tối đa. Tuy nhiên, chỉ chích mũi đầu tiên vẫn sẽ mang lại một số lợi ích. Các chuyên gia nói rằng không bao giờ là quá muộn để chích liều thứ hai, ngay cả khi quý vị bị trễ hẹn cho lần sau theo lịch trình. Vì vậy, dù muộn cũng cần tiếp tục đi chích mũi thứ hai càng sớm càng tốt.
Q: Nếu đã ‘dính’ COVID-19, có cần chích ngừa vaccine không?
A: Cần vì thực tế là đã có người bị tái nhiễm COVID-19. Hiện tại, các chuyên gia cho biết vẫn chưa biết những kháng thể sẽ tồn tại trong cơ thể bao lâu sau khi nhiễm bệnh, do đó cần phải chích ngừa và áp dụng những biện pháp phòng ngừa (nêu bên trên như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, không tụ tập đông người, tránh chỗ thiếu thoáng khí, rửa tay thường xuyên…)
Khả năng miễn dịch mà một người có được từ một lần nhiễm bệnh – được gọi là miễn dịch tự nhiên – khác nhau theo từng người và có thể không kéo dài. Khi tái nhiễm có thể nặng hơn, và với nguy cơ virus biến thể, các chuyên gia khuyên những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh nên chích ngừa.
Q: Nếu đang bị Covid-19 có nên chích ngừa không?
A: Câu trả lời là “Không nên”. Điều đó sẽ gây ra nguy cơ lây truyền vì người bệnh cần phải cách ly, và chủng ngừa có thể gây ra bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào khác khi cơ thể đang bị bệnh.
Q: Chích ngừa rồi, vẫn có thể bị nhiễm virus Covid-19 hay không?
A: Có. Các loại vaccines có hiệu quả 90%-95%. Điều đó có nghĩa là quý vị vẫn có thể nhiễm virus và bị bệnh – nhưng xác suất thấp, và bệnh không nặng cũng như tránh được tử vong.
Lý do thứ hai là phải mất “vài tuần” để cơ thể có được khả năng miễn dịch sau khi chích ngừa. Vì vậy, một người vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 ngay trước hoặc ngay sau khi chủng ngừa, và họ vẫn bị bệnh. Do đó, vẫn phải duy trì các biện pháp đề phòng như đã nên bên trên sau khi chủng ngừa, bao gồm: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, tránh đám đông và chỗ thiếu thoáng khí, rửa tay thường xuyên.
Q: Vaccine Covid-19 hiệu nghiệm trong bao lâu? Có phải chích ngừa hằng năm? Có chống lại được virus biến thể không?
A: Vì vaccines Covid-19 vẫn còn quá mới, các chuyên gia vẫn đang thử nghiệm xem thuốc ngừa hiệu năng trong bao lâu và có chống được các virus biến thể hay không. CDC sẽ chia sẻ ngay khi có thông tin mới. Để biết thêm thông tin cập nhật, vui lòng truy cập https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/transmission/variant.html.
Q: Thử nghiệm và chích ngừa COVID-19 vaccines có tốn tiền không?
A: Không. Chính phủ liên bang đang cung cấp vắc-xin miễn phí cho người sinh sống tại Hoa Kỳ. Không ai bị từ chối cung cấp vắc-xin kể cả những cư dân không có giấy tờ.
Sắp tới, phòng mạch của bác sĩ, nhà thuốc bán lẻ, bệnh viện và các phòng khám sẽ cung cấp vaccine COVID-19. Quý vị có thể liên lạc với phòng mạch bác sĩ hoặc nhà thuốc địa phương để được thông báo về kế hoạch chủng ngừa ở khu vực gần mình nhất.
Q: Vaccine COVID-19 có an toàn cho phụ nữ đang mang thai?
A: Chưa rõ và đang thử nghiệm. Tuy nhiên, vaccine mRNA không ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai, và không ảnh hưởng gì đến DNA của quý vị.
Q: Có một số người bị dị ứng nặng với thuốc chủng ngừa COVID, tôi quan tâm về điều này?
A: Dị ứng với thuốc chủng ngừa COVID-19 rất hiếm và rất ít người bị phản ứng có hại nghiêm trọng (chỉ khoảng 5 người trên 1 triệu người), ít hơn 100 lần so với phản ứng với penicillin. Nếu ai đó thường bị dị ứng nặng với thuốc chủng ngừa cúm hoặc các trường hợp dị ứng nghiêm trọng khác, họ nên báo cáo với công ty cung cấp dịch vụ y tế của họ trước khi nhận thuốc chủng ngừa COVID-19.
Q: Khi nào và bằng cách nào mọi người sẽ biết đến lượt mình được chích thuốc chủng ngừa?
A: California có một phương tiện mới – trang web MyTurn (đến lượt tôi), MyTurn.ca.gov cho phép mọi người ghi danh để được thông báo khi đến lượt mình. Ưu tiên của tiểu bang là tiếp tục chích cho nhân viên y tế, nhân viên của các dịch vụ khẩn cấp hoặc cần thiết không thể nghỉ ở nhà và phải tiếp xúc với công chúng, những trung tâm dưỡng lão, ngành giáo dục và chăm sóc trẻ em, nhân viên nông nghiệp và thực phẩm, sau đó chuyển sang các nhóm ưu tiên khác dựa trên yếu tố tuổi tác và nguy cơ nhiễm bệnh cũng như tử vong cao, và cuối cùng là tất cả mọi người khi nguồn cung cấp thuốc có sẵn (dự trù vào khoảng tháng 7, 2021). Quý vị nên truy cập VaccinateAll58.com để biết tin về mức độ ưu tiên của các nhóm được chích.
Q: Nếu không có bác sĩ gia đình, tôi nên đến đâu để được chích ngừa?
A: Những người không có bác sĩ chăm sóc chính nên liên lạc với phòng khám sức khỏe cộng đồng địa phương của họ, các nơi này được gọi là trung tâm chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn liên bang (Federally Qualified Health Care Center), hoặc cơ sở y tế công cộng địa phương, để biết khi nào có thuốc và ở đâu để chích thuốc chủng ngừa.
Q: Chích thuốc chủng ngừa COVID-19 tốn bao nhiêu?
A: Thuốc chủng ngừa miễn phí cho tất cả người dân California. Nếu ai đòi tính chi phí này thì đây là một trò lừa đảo. Nếu không có giấy tờ di trú hoặc không có bảo hiểm, quý vị vẫn có thể được chích miễn phí.
Các triệu chứng thường gặp nhất của COVID-19 là: Sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, hoặc đau người, mất khứu giác hoặc vị giác tức không thấy mùi, vị, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy … Các triệu chứng khác như khó thở, đau hoặc tức ngực hay khó duy trì sự tỉnh táo, hãy tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ghi danh chích ngừa COVID-19
Plan Your Vaccine (nbcnews.com)
How Do I Get A COVID-19 Vaccine Appointment? : Shots – Health News : NPR
CDC: Ghi danh thử nghiệm COVID-19
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/testing/index.html
https://www.hhs.gov/coronavirus/community-based-testing-sites/index.html
CDC: Ghi danh thử nghiệm COVID-19-tiếng Việt: Xét Nghiệm | CDC
Website trợ giúp về Sức Khỏe Tâm Lý Tinh Thần: Saccollab | HearYouOrg
Mental Health and Coping during the Coronavirus (COVID-19) Pandemic | HHS.gov
CDC: Làm gì khi bị bệnh
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/steps-when-sick.html
Cư dân quận Sacramento ghi danh thử nghiệm COVID-19 hoặc chích ngừa tại:
Coronavirus Vaccine (saccounty.net); Vaccination Registration for Residents 65 and Older (saccounty.net)
Symptom Screening_MobileTestingSite (saccounty.net)
Cư dân quận San Joaquine ghi danh tại: 20200724_COVID_Testing_Flyer_Eng.pdf (sjcphs.org);
Public Health Services of San Joaquin County (sjcphs.org)
Hoặc: My Turn – California COVID-19 Vaccine Scheduling & Notifications
Website thông tin tổng quát về COVID-19: Sacramento County COVID-19 Collaborative (mykajabi.com)
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/transmission/variant.html.
Frequently Asked Questions about COVID-19 Vaccination | CDC
————————
Vắc-xin COVID-19 và miễn dịch cộng đồng
Miễn dịch cộng đồng nghĩa là có đủ số lượng người trong cộng đồng đã được miễn nhiễm vì họ đã từng bị nhiễm bệnh hoặc đã được chủng ngừa. Miễn dịch cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa người với người, đồng thời bảo vệ những đối tượng không thể tiêm chủng, như trẻ sơ sinh hoặc người bị dị ứng với vaccine. Tỷ lệ phần trăm số người đã được miễn nhiễm để đạt được miễn dịch cộng đồng tùy thuộc vào căn bệnh.
Các chuyên gia vẫn chưa rõ phần trăm người cần được chủng ngừa là bao nhiêu để đạt được mức miễn dịch cộng đồng đối với dịch COVID-19. CDC và các chuyên gia đang nghiên cứu về miễn dịch cộng đồng và sẽ cung cấp thêm thông tin khi có thể. Tuy nhiên, chính phủ cho biết cần gấp rút chích ngừa càng nhiều người càng tốt, nhất là trước nguy cơ virus biến thể xuất hiện để đạt được miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Những lầm tưởng và sự thật về vắc-xin COVID-19
Cập nhật ngày 3 tháng 2 năm 2021
Vắc-xin COVID-19 có làm thay đổi DNA của tôi không?
Không. Vaccine COVID-19 mRNA không thay đổi hay tương tác với DNA của quý vị bằng bất cứ hình thức nào.
Công nghệ được sử dụng để sản xuất các loại thuốc này được phát triển trong 20 năm qua. mRNA được nghiên cứu trong hơn một thập kỷ về hiệu quả trong các phương pháp điều trị cúm, Zika, bệnh dại, và ung thư mới. Loại thuốc này là thứ mà Pfizer và Moderna đang sản xuất để giúp chúng ta đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này một cách an toàn và hiệu quả.
Vaccine RNA-truyền tin (message RNA) hay còn gọi là mRNA là vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ. mRNA giúp các tế bào của chúng ta tạo ra kháng thể chống COVID-19 khi bị virus này xâm nhập. mRNA trong vaccine COVID-19 không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa DNA của quý vị. Điều này có nghĩa là mRNA không thể tác động hay tương tác với DNA của chúng ta bằng bất cứ hình thức nào. Thay vào đó, vaccine COVID-19 mRNA hoạt động với hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật một cách an toàn.
Tôi muốn có con sau này, vậy sử dụng vắc-xin COVID-19 có an toàn không?
Có. Những người muốn mang thai sau này đều có thể sử dụng vắc-xin COVID-19. Dựa trên kiến thức hiện tại, các chuyên gia tin rằng vaccine COVID-19 không có khả năng gây rủi ro cho người muốn mang thai trong ngắn hay dài hạn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ tác dụng phụ của vaccine COVID-19 và sẽ tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm nữa, tương tự như các loại vaccine khác.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy kháng thể hình thành từ việc tiêm chủng COVID-19 gây ra bất cứ vấn đề nào với thai kỳ, kể cả sự phát triển của nhau thai. Những người đang cố gắng có thai ở thời điểm hiện tại hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai có thể sử dụng vaccine COVID-19 an toàn.
ĐEO HAI KHẨU TRANG CÓ BẢO VỆ CHÚNG TA KHỎI COVID-19 TỐT HƠN KHÔNG?
03/02/2021
Theo hãng tin AP, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên bạn nên đeo khẩu trang vải có từ hai lớp trở lên và bảo đảm che cả mũi lẫn miệng. CDC cho biết khẩu trang phải vừa khít để không có bất kỳ khoảng trống nào ở hai bên khuôn mặt của bạn.
Tiến sĩ David Hamer, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston, cho biết chỉ đeo một chiếc khẩu trang là đủ cho hầu hết các trường hợp, miễn là nó vừa vặn và không lỏng lẻo. Tuy nhiên, một số người có thể muốn được bảo vệ “chắc chắn” hơn để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là những vị đã có các vấn đề sức khỏe khác thì tác động của COVID-19 sẽ tệ hơn. Cũng có thể họ ở trong tình huống dễ nhiễm bệnh do phải tiếp xúc lâu với người khác, khi đi máy bay chẳng hạn, và cần sự bảo vệ chắc chắn hơn với hai lớp khẩu trang.
Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, cho biết với những trường hợp muốn được bảo vệ “tối đa”, hãy đeo khẩu trang vải hai lớp có vật liệu lọc ở giữa. Với loại khẩu trang vải để sử dụng hàng ngày, Gandhi lưu ý điều quan trọng là chúng phải được làm bằng vật liệu dệt dày và có ít nhất hai lớp, để ngăn chặn virus khó xuyên qua hơn.
————————-
Nguồn:
Frequently Asked Questions about COVID-19 Vaccination | CDC
Chi tiết về các loại vaccines
Covid vaccine: Comparing J&J, Pfizer, Novavax and Moderna (cnbc.com)
Leave a Comment