Cửu Long (VNTB)|
Vắc-xin ngừa cô-vít mà tiền thuế của dân chúng được xuất để nhập về, và hứa hẹn ‘chích miễn phí’, chắc sẽ là món quà truyền thông đánh bóng tên tuổi ông cụ trong nhiệm kỳ mới.
Năm nay, Tết Tân Sửu, nhìn chung không khí tết tẻ nhạt, trầm lắng, hơi buồn. Cuộc sống khó khăn, nhiều nỗi lo, lại thêm dịch bệnh cô-vít đe dọa khiến thiên hạ không còn say tết nữa.
Ngó xung quanh thì rõ ngay, chứ chả như ông cụ kia mắc bệnh say sưa mạn tính, bảo rằng năm qua nhìn chung là một năm thành công thắng lợi. Ổng quen mồm rồi, còn dân bây giờ cũng không dễ bị lừa như hồi trước.
Năm 2020 có thể gọi là ‘năm của cầm đồ’ theo đúng nghĩa đen của nó.
Ông Phùng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty F88 (hệ thống cầm đồ F88), cho biết năm 2020 đánh dấu sự bứt phá trong hoạt động phát triển kinh doanh. Ước tính dư nợ cho vay tăng trưởng 230% so với năm 2019; doanh thu và các nguồn thu tăng 220%. Vốn chủ sở hữu của F88 tăng 160% so với đầu năm với nhân sự đạt gần 2.000 người. Cuối năm 2020, F88 đã phát hành thành công trái phiếu với tổng giá trị 400 tỉ đồng qua Công ty chứng khoán Mirae Asset.
Còn với chuỗi cầm đồ Vietmoney, thì theo ông Trịnh Văn Phương, Tổng giám đốc và đồng sáng lập Công ty Vietmoney, cho biết: “Tốc độ tăng trưởng doanh số của công ty trong năm qua là 270%, với mạng lưới 23 chi nhánh hoạt động tại TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương…
Vietmoney cũng vừa hoàn tất nhận vốn đầu tư series A từ Quỹ đầu tư Probus Opportunities (Probus là cổ đông lớn của chuỗi cầm đồ Srisawad tại Thái Lan) và Digi Ventures (DV). Theo đó, Probus và DV sẽ đồng nắm giữ 30% cổ phần tại Vietmoney và cùng tham gia hội đồng quản trị”.
Tương tự, chỉ mới ra mắt trong những ngày đầu năm nay 2020, Công ty cổ phần tập đoàn tài chính T99 tuyên bố có vốn điều lệ lên tới 1.300 tỉ đồng, kỳ vọng sẽ đạt 500 phòng giao dịch trên toàn quốc trong 3 năm tới và có thể niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Vì sao người ta phải đi đến tiệm cầm đồ? Rõ hỏi vô duyên, đơn giản là người ta cần tiền, và “cầm đồ” được pháp luật công nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, thuộc nhóm ngành nghề “dịch vụ hỗ trợ tài chính”.
Nhiều người khi cần một khoản tiền gấp mà lại không có tài sản gì có giá trị lớn để thế chấp cho ngân hàng mà chỉ có những vật dụng có giá trị tầm trung như điện thoại, laptop,… Họ không thể mang những vật dụng đó đến ngân hàng để thế chấp vay tiền. Vậy thì còn giải pháp nào tốt hơn là đi đến một cửa hiệu dịch vụ cầm đồ, và sẽ có ngay một khoản tiền tương ứng với vật phẩm mình mang đến.
Có ý kiến, ‘cầm đồ’ thực ra trong nhiều trường hợp, cũng chỉ là tên gọi khác của ‘tín dụng đen’ từ cho vay nặng lãi qua dịch vụ mà thôi.
Một khách hàng của dịch vụ cầm đồ, kể là trải qua điệp khúc nhiều lần mở và đóng cửa quán tại phố đi bộ Bùi Viện, Sài Gòn vì dịch Covid-19 nên chuyện thất nghiệp tạm thời với Trần Anh T. trong năm qua là không thể nào quên.
T. cho hay, hồi trước Tết, khi nhận được thông báo, T. hối hả dọn dẹp quán để đóng cửa. Không ngờ, thời gian đóng cửa lại kéo dài đến sau Tết. “Bị nghỉ làm đột ngột tôi hơi lo lắng một chút về kinh tế. Cuộc sống sau Tết đến giờ khó khăn hơn, giờ tôi chỉ mong quán được mở cửa trở lại để kiếm tiền trang trải cuộc sống”, T. nói.
Để chữa trị căn bệnh đó, chỉ cần lên mạng in-téc-nét lướt lướt con chuột, cụ sẽ thấy ngay lâu nay mình đã ‘bé cái nhầm’ đến đâu, qua những bài viết đăng rất tử tế trên báo chí mậu dịch trong tuần lễ sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, mà ở tuổi già sức yếu, cụ chỉ cần đọc mỗi cái tựa thôi cũng là đủ lắm rồi: “Rau, củ chỉ còn 1.000 đồng/kg, người trồng nhổ bỏ làm phân”; “Hàng trăm tấn bưởi đào đổ về TPHCM chờ giải cứu”; “Cận cảnh người dân Hà Nội nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không bán được”;…
#covid-19 #hiệntrạngxãhội
Leave a Comment