Đầu tiên phải nói, đây chỉ là nhận định chứ không phải là thông tin khẳng định.
Như đã nói thì trung ương đảng từ những ngày trước hội nghị trung ương 15 khoá 12 đã chốt danh sách tứ trụ khoá 13 ông Chính sẽ là thủ tướng, ông Phúc là chủ tịch nước, ông Huệ làm chủ tịch quốc hội.
Nhưng sau khi đại hội kết thúc, tứ trụ đã được khẳng định qua cách thông báo xếp thứ tự 18 uỷ viên Bộ chính trị thì chỉ có chức tổng bí thư là chính thức xác nhận. 3 chức còn lại đang còn một số tranh luận, đặc biệt từ phía ông Phúc muốn tiếp tục giữ vị trí thủ tướng. Cộng thêm ông Tô Lâm đòi ngồi ghế phó thủ tướng coi tư pháp như Trương Hoà Bình, đây là một cái ghế rất nhiều quyền lực.
Nếu ông Chính nắm ghế thủ tướng, chắc chắn ông Tô Lâm không thể nào ngồi ghế phó thủ tướng thường trực. Vì như thế khác nào chính phủ thành bộ công an. Một ông từ thứ trưởng BCA làm thủ tướng, một ông bộ trưởng BCA làm phó thủ tướng. Cái này khó có thể chấp nhận.
Về phía ông Tô Lâm chắc chắn việc đòi chức phó thủ tướng là hét giá để mặc cả xuống chức nguyên vị bộ trưởng công an là chủ tâm của ông, vì nắm chức này ông Tô Lâm còn thực quyền, thực lực. Chứ làm ban gì gì đó cũng coi như đại bàng bị vặt lông cánh, oai thì vẫn oai nhưng không tự chủ kiếm được mồi to.
Ông Phúc đòi ngồi ghế thủ tướng tiếp, về lý thì cơ lớn vì ông đang làm một nhiệm kỳ, ông đang điều khiển cỗ máy chính phủ quen tay, đòi hỏi của ông là có cơ sở.
Nhưng đã thoả thuận trước rồi, việc qua cầu đòi sắp lại ghế như vậy khó mà thành được. Trường hợp ví dụ ông Phúc đòi ngồi lại ghế thủ tướng thành công, thì ông Huệ và ông Chính lại phải phân chia lại xem ai ngồi đâu. Ông Phúc đòi ghế thủ tướng thì ông Huệ cũng có thể đòi vì ông trước là phó thủ tướng, trải qua bí thư Hà Nội, ông Huệ cũng có nhiều cơ sở để đòi.
Có lẽ ông Phúc cũng hét giá để mặc cả cho ông Tô Lâm ngồi lại ghế bộ trưởng công an để bảo vệ cho những sơ hở mà ông Phúc đã có trong nhiệm kỳ vừa qua.
Cho nên tuy là có những đòi hỏi của ông Phúc và ông Tô Lâm như vây, thì chắc chắn cơ cấu tứ trụ đã dự kiến sẽ không có gì thay đổi, ông Trọng TBT, ông Phúc CTN, ông Chính TT, ông Huệ CTQH.
Ba cái ghế gay gắt nhất chưa rõ là ghế phó thủ tướng thường trực và bộ trưởng công an và ghế bộ trưởng quốc phòng và bí thư Hà Nội, các ghế ban bệ còn lại vào tay ai cũng không có gì quan trọng lắm.
Ghế bộ trưởng quốc phòng đã định sẵn cho ông Phan Văn Giang với việc sắp đặt ông này vào BCT , nhưng ngay khi đại hội một ngày, phía tổng cục chính trị có vẻ không bằng lòng việc ông Lương Cường không được vào BCT qua bài trả lời phỏng vấn của ông thượng tướng TCCT Nguyễn Trọng Nghĩa về vai trò quan trọng của tư tưởng trong quân đội. Sự đòi hỏi này dẫn đến phải thêm một suất uỷ viên BCT cho ông Lương Cường. Là người vé vớt vào BCT, ông Lương Cường khó có thể nắm ghế bộ trưởng quốc phòng. Cho nên đến giờ khả năng ông Giang nắm ghế này vẫn rất cao, có thể là 70%.
Ghế bộ trưởng Công An thì giằng co giữa ông Tô Lâm và ông Trạc là 50/50. Ghế này đặt độ là sanh chín nhất vì thống kê lợi thế của hai bên là bằng nhau. Ông Tô Lâm có thực quyền, ông Trạc có lợi thế là được dự kiến.
Ghế phó thủ tướng thường trực mới là đau đầu và phức tạp nhất. Trường hợp thứ trưởng BCA Phạm Minh Chính làm thủ tướng, thì phó thủ tướng lẽ nào lại là một ông tướng công an như Nguyễn Hoà Bình, Tô Lâm, hay giám đốc công an tỉnh như ông Trạc ?
Nếu không muốn biến chính phủ thành bộ công an, thì chỉ còn 3 lựa chọn trong các ông Phạm Bình Minh, Đinh Tiến Dũng, Trần Tuấn Anh là 3 người có lãnh vực làm ngoại giao và kinh tế. Vì ngoài 3 ông này và các ông tướng công an ra, các ông còn lại đều chuyên môn về tư tưởng như ông Lương Cường, Nguyễn Xuân Thắng, Võ Văn Thưởng. Ông Nên và ông Mẫn, ông Tú đều đã chốt các ghế như dự định, không có gì thay đổi. Nhưng dự kiến ông Minh sẽ về làm bí thư Hà Nội, ông Trần Tuấn Anh làm trưởng ban kinh tế trung ương, cơ hội đang mở ra với ông Đinh Tiến Dũng.
Nhận định cá nhân thì 4 ghế tứ trụ sẽ không có gì thay đổi với dự kiến đã được thông qua trước và trong đại hội. Chỉ có các ghế bộ trưởng công an, phó thủ tướng thường trực là các chức vụ đến giờ chưa phân tích được ai sẽ nắm những ghế này.
Sự lộn xộn và những đòi hỏi này dường như nằm trong ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng, khi đã ngồi chắc lại cái ghế TBT, ông thản nhiên nhìn các cấp dưới tranh giành ghế nhau, cuôí cùng ông sẽ ở vị thế người phán xử đầy quyền lực. Người ta đã chứng kiến ông Trọng tiễn hai uỷ viên BCT Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình đầy bất ngờ vào những phút cuối cùng của trận đấu đại hội 13, cho nên khó có thể biết từ giờ đến bầu cử quốc hội và các chức danh được quốc hội mới thông qua sẽ còn những gì biến động. Nên nhớ bà Ngân, ông Trương Hoà Bình vẫn còn chân trong hội đồng bầu cử quốc gia, một cái gai được ông Trọng gài lại để lợi dụng sự bất mãn, mâu thuẫn hai người này gây khó khăn cho những người mới./.
#đảngcsvn #nguyễnphútrọng #đạihội13
Leave a Comment