Bùi Quang Vơm – Boxit VN
Đại Hội 13 đã kết thúc. Ông Trọng tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư. Điều trước tiên có thể nói là việc ông tiếp tục giữ được chiếc ghế này không phải do uy tín của ông hay người ta yêu quý gì ông, chỉ đơn giản là ông là một nhân tài. Tài của ông vượt hơn hẳn thiên hạ. Không một trục trặc nào xảy ra. Bầu Tổng bí thư chỉ một lần là xong. Đại hội còn dư thời gian, về sớm trước kế hoạch một ngày. Dàn nhạc diễn đúng ý ông.
Ông ở lại, vì thứ nhất, người mà ông chọn thay ông chưa đủ «cứng», chưa đủ «già» và chưa «chín». Nghĩa là còn cần một thời gian để «chín». Điều này có nguồn gốc sâu xa ngay từ năm 2016, bắt đầu nhiệm kỳ hai của ông, cái nhiệm kỳ mà ông trụ lại được nhờ lời hứa sẽ rút lui sau hai năm. Nhưng người được quy hoạch tiếp quản chiếc ghế của ông là ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Tiến sĩ ngành báo chí Đại học Tổng hợp Moskva, cựu Tổng biên tập báo Nhân dân, một người miền Bắc gốc Nam Định, sau chuyến đi Mỹ đột xuất gặp John Kerry tháng 10/2016, bất ngờ bị «trật ray» từ Hội nghi TƯ 5/XII và lập tức bị bệnh cho đến bây giờ. Tiếp đó đến chuyện Võ Văn Thưởng được cài vào Đảng bộ TP HCM bị Lê Thanh Hải đánh bật ra, quay trở ra trung ương. Ông Trọng giao cho Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo có ý định gửi gắm «tre già măng mọc». Nhưng ông Thưởng ngay lập tức phạm lỗi khi tuyên bố «chúng ta không sợ đối thoại, chúng ta sẵn sàng đối thoaị với những người bất đồng chính kiến, vì bất cứ một chân lý nào cũng cần được cọ xát thông qua đối thoại. Ban bí thư sẽ có hướng dẫn». Ông Thưởng sau đó cũng có một thời gian «nghỉ ngơi» tại Phú Quốc để tự ngẫm, hay tự «tĩnh trí».
Hai sự cố này tạo ra sự đứt đoạn giữa ông Trọng và thế hệ kế tiếp. Giữa ông và thế hệ kế cận có một quãng cách xa. Võ Văn Thưởng lọt vào mắt ông, sẽ là tre, nhưng vẫn chỉ là măng, chưa đủ cứng. Còn phải thử thách, bồi dưỡng và uốn nắn.
Vương Đình Huệ xuất hiện như một nhân tố không đầy đủ. Ông Huệ không có một chút đào tạo lý luận chính trị. Toàn bộ sở học cơ bản và kinh nghiệm nghề nghiệp của ông Huệ chỉ xoay quanh mảng Kế toán Tài chính. Ông chưa có cơ hội nào được chứng tỏ năng lực lý luận của mình. Lý thuyết chủ nghĩa Mác và lý luận về xây dựng đảng vẫn còn là vùng chưa sáng tỏ.
Lý do thứ hai khiến ông Trọng chưa thể nghỉ, là việc ông Vương Đình Huệ chưa có thời gian để kinh qua các giai đoạn tu nghiệp. Ông phải từng là bí thư, đứng đầu một tỉnh, và để tránh tiếng Tổng bí thư chỉ do Đảng cử, đảng bầu, không có được sự thừa nhận của đại diện quốc dân, Ông Huệ nhất định phải kinh qua bước làm chủ tịch Quốc hội. Như vậy, ông Huệ phải trở thành Bí thư Hà Nội, Ông Hoàng Trung Hải, đột ngột được nhắc tới khuyết điểm của nhiều năm trước, một khuyết điểm nhỏ trong hàng chục tội nghiêm trọng khác gắn với chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đủ để rút khỏi chân Bí thư Hà Nội, nhường chỗ cho Vương Đình Huệ. Và chuyện ông Huệ sẽ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội chỉ là việc thủ tục, và cũng chỉ làm cho có lệ, nghĩa là không phải cả nhiệm kỳ, để khi ứng cử chức Tổng bí thư, ông phải vẫn còn dưới 65 tuổi. Như vậy ông Trọng sẽ phải xin nghỉ hưu vào giữa nhiệm kỳ, và TƯ sẽ họp đột xuất bầu Tổng bí thư Huệ vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội vốn được dọn sẵn cho bà Trương Thị Mai, không phải cho ông Huệ sẽ là chỗ ngồi tạm hai năm.
Nhưng rõ ràng giải pháp Vương Đình Huệ hoàn toàn không như ý ông Trọng. Nghĩa là công cuộc tìm bóng của mình phải chịu nhận thất bại. Hồn của ông Trọng là sự bất di bất dịch của chủ nghĩa Mác. Con đường của cách mạng VN là con đường đi lên CNXH. Nền tảng tư tưởng bất biến đổi của nó là chủ nghĩa Mác vận dụng vào thực tế thời đại. Nền tảng của Xã hội CS là nền Sản xuất đại công nghiệp. Quan hệ sản xuất của nền Đại công nghiệp là sở hữu toàn dân. Trong nền sản xuất Đại công nghiệp CSCN không có giai cấp tư sản, không có doanh nghiệp tư nhân. Điều này chưa có trong nền tảng tư tưởng của ông Huệ. Ông Huệ chỉ mới có lòng trung thành bản năng.
Đừng bao giờ ảo tưởng sự tử tế của ông Trọng. Hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, dưới tay ông, Nguyễn Tấn Dũng, Bố già của Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình, đã phải chịu bó gối về vườn làm người tử tế. Lê Thanh Hải hai mươi năm cát cứ, độc chiếm Sài Gòn bất khả xâm phạm, bị đánh bật ra khỏi hang ổ Mafia TNXP. Không phải là đa mưu túc trí, không phải là nham hiếm máu lạnh, không tàn tộc đúng lúc, không làm được những việc tày đình đó.
Một kinh nghiệm thực tế là những nhân tố trưởng thành từ hoạt động Chính phủ đều gắn với cuộc sống thực tế và dần bị thuyết phục bởi công thức «Kinh tế thị trường + Dân chủ xã hội». Nếu cứ tiếp tục từ nguồn nhân sự Chính phủ, ảnh hưởng của đảng sẽ giảm và con đường phát triển của VN sẽ xa rời chủ nghĩa giáo điều truyền thống.
Mâu thuẫn giữa hai phe, chuyên trách đảng và bộ máy Chính phủ vẫn là mâu thuẫn thâm căn, truyền kiếp. Đảng lãnh đạo toàn diện, đảng quyết định tất cả. Nhưng, tính đảng phản lại các quy tắc kinh tế, không có ích gì cho phát triển kinh tế, xã hội. Bên lãnh đạo và quyết định tất cả thì chỉ có lương, trong khi bên Chính phủ, ngoài lương còn có rất nhiều «bổng lộc».
Cắt đứt mạch kế cận của phe Chính phủ bằng cách ép ông Trương Hòa Bình, một Trung tướng công an, chưa bao giờ làm kinh tế, xuống chiếm chỗ Thường trực Chính phủ là chặn đứng vai trò kế cận của hàng ngũ Phó thủ tướng, trong đó phải kể đến vai trò của Phạm Bình Minh, với thành tích to lớn liên tục nhiều năm. Nhưng ông Minh bị ám chỉ thân phương Tây, một mặt do mối quan hệ giữa ông bố cựu Bộ trưởng Ngoại giao với ĐCSTQ, một mặt là các thành công của ông trong việc phát triển quan hệ thân thiện với thế giới phương Tây.
Đây là thủ đoạn thâm hiểm của Trọng, tạọ chỗ trống trong hệ thống kế cận Thủ tướng, nhằm đưa người của phe đảng vào thay thế. Ông Phạm Minh Chính được sử dụng cho mưu đồ này. Ông Chính có mối quan hệ thân thiện và chặt chẽ với chính quyền Quảng Châu khi còn làm Bí thư Quảng Ninh. Đặc biệt khi ông giữ chức Phó Ban chỉ đạo Đặc khu kinh tế, bao gồm cả khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, ông đã chịu ảnh hưởng và sự trợ giúp rất đắc lực của Hội đồng tư vấn đặc khu kinh tế Thâm Quyến và 1,7 tỷ đôla viện trợ phát triển Hạ tầng Đặc khu Vân Đồn từ chính quyền tỉnh Quảng Đông. Rất có thể những mưu toan này do Sứ quán TQ chỉ đạo hay gợi ý. Vì TQ biết rất rõ sẽ không có gì tệ hơn, nếu vị trí Thủ tướng lọt vào tay Phạm Bình Minh, và ghế Tổng bí thư rơi vào tay Nguyễn Xuân Phúc.
Máu danh vọng chưa bao giờ nguôi hay giảm trong người ông Trọng. Tất cả những gì thu được dù do Chính phủ chỉ đạo trực tiếp phải được coi là kết quả của lãnh đạo sáng suốt của đảng. Trong lịch sử, chưa bao giờ có chuyện Tổng bí thư dự giao ban Chính phủ, nhưng đã xảy ra hai lần trong nhiệm kỳ của ông Trọng, ngày28/12/2017 và ngày 28/12/20. Để ông Phúc biết không được phép qua mặt ông và để thiên hạ thấy rõ Chính phủ cũng do ông chỉ đạo. Nguyên tắc «đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ», nhằm ngăn chặn sự dẫm đạp lên nhau của phía giữa Đảng và Nhà nước đã bị ông Trọng gạt bỏ. Mỗi lần đọc báo cáo, ông Phúc đều không quên nhấn mạnh «sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của cá nhân đồng chí Tổng bí thư».
Ông Phúc có thể đã bị ép lên Chủ tịch nước, mặc dù tất cả đều thấy rõ, nếu không trúng vị trí Tổng bí thư để đảm bảo thúc đẩy mọi thứ, việc hết sức quan trọng đối với sự phát triển tiếp tục của VN cần một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa của ông Phúc. Nhưng không, ông Trọng không thế đủ sức để tiếp tục kiểm soát toàn bộ hệ thống thêm 5 năm nữa. Phe đảng phải chiếm được ghế Thủ tướng khi ông còn tại vị, dưới sự chứng kiến trực tiếp của ông. Phạm Minh Chính là một gợi ý của TQ. Nếu ông Phúc làm Tổng bí thư và ông Phạm Bình Minh làm Thủ tướng, VN sẽ ngả hẳn sang phương Tây, sẽ dân chủ hóa xã hội và sẽ chống lại TQ. Với ông Chính, sẽ có một chính sách thân thiện hơn, xuôi chiều hơn với TQ, và tất nhiên, chủ quyền biển Đông sẽ thu hẹp hơn. Dưới thời cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã ba lần lùi khi đối mặt với các mối đe dọa và áp lực của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã rút hợp đồng thăm dò dầu khí với Repsol của Tây Ban Nha tại khu vực Bãi Tư Chính. Vào năm 2019, sau cuộc đối đầu kéo dài 4 tháng tại lô Phong Lan Đỏ do Tập đoàn Dầu khí của Nga Rosneft điều hành, Việt Nam đã hủy hợp đồng khảo sát với Tập đoàn Noble. Việt Nam đã hầu như không còn tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực này nữa. Từ bỏ chủ quyền cho TQ, ông Trọng đã tiếp tục chấp nhận thua thiệt lợi ích quốc gia cho lợi ích phe phái.
Đừng bao giờ nghĩ ông Trọng không phải là người tham vọng. Phó tiến sĩ xây dựng đảng, Đại học Moskva, ông Trọng đã âm thầm nhiều năm cho vị trí Tổng bí thư. Và khi đã nắm được vị trí Tổng bí thư, ông phải chứng minh được rằng, tất cả phải do đảng lãnh đạo. Có nghĩa là do ông lãnh đạo. Không có chỗ nào trong hệ thống, nếu có thành tích, nằm ngoài sự sáng suốt của đảng. Không một ai được quyền cho phép không thừa nhận điều đó. Ông chưa chết thì tất cả phải do đảng (do ông) quyết định. Vị trí Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước phải do đảng (tức là ông) sắp xếp. Ông Chính phải thay ông Phúc vì đảng/ (ông) muốn như vậy.
Đừng bao giờ ảo tưởng sự tử tế của ông Trọng. Hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, dưới tay ông, Nguyễn Tấn Dũng, Bố già của Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình, đã phải chịu bó gối về vườn làm người tử tế. Lê Thanh Hải hai mươi năm cát cứ, độc chiếm Sài Gòn bất khả xâm phạm, bị đánh bật ra khỏi hang ổ Mafia TNXP. Không phải là đa mưu túc trí, không phải là nham hiếm máu lạnh, không tàn tộc đúng lúc, không làm được những việc tày đình đó. Nếu hình dung cái chết bất đắc kỳ tử của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, cái chết biết trước của Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, và cái chết đau đớn bí ẩn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cái biệt tích bệnh tật không tên của Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, thì phải biết sân khấu chính trị VN sóng gió và tàn bạo thế nào. Không phải người tàn bạo nhất không thể là người còn sót lại cuối cùng. Ông Trọng hoàn toàn có quyền tự hào.
“Tôi không được khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ, nhưng Đại hội bầu, là đảng viên phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng hết sức!”.
Có tự đề cử không? Nếu không tự đề cử, thì Ai đề cử ông? Người đó có được gợi ý, gửi gắm hay phân công trước không? Có phải là hai ông Chính và Huệ không? Cái gì dẫn đến «Đại hội bầu…»?
Ông Phúc bị bác, không phải người Bắc, không có lý luận, không thích hợp vị trí Tổng bí thư, nhưng không có ai trong lớp trẻ hơn ông để làm Chủ tịch nước. Vậy, Ai sẽ vào vị trí Tổng bí thư? Ông Trần Quốc Vượng quá tuổi, cần được xét đặc cách, nhưng lại không đủ thuyết phục cả năng lực lý luận lẫn quản trị. Ông Huệ thích hợp về phẩm chất và năng lực, nhưng phải qua Bí thư thành ủy và phải lên từ Quốc hội. (để tránh tiếng Tổng bí thư không do dân bầu, có thể từ nay bổ sung điều lệ bắt buộc ứng viên TBT phải thông qua Quốc hội?) Trong thời gian tạm thời này, ai làm Tổng bí thư? Giải pháp phù hợp là ông Trọng tiếp tục. Không gây tranh chấp, đứt đoạn cho giai đoạn chuyển tiếp. Thời gian tạm thời có thể ngắn, và trách nhiệm sẽ được TƯ giảm bớt, phù hợp với sức khỏe.
Con số 18 ủy viên Bộ chính trị cũng nói lên tính tạm thời. Thông thường, con số này phải là số lẻ,15,17,19, để có quá bán cho các quyết nghị có tranh cãi. Với số lẻ, vai trò của Tổng bí thư có lúc không có giá trị, chẳng hạn khi ý kiến cuả ông thuộc phe thiểu số, nghị quyết vẫn theo đa số. Với con số 18, nếu hai phe bằng nhau, thì phe nào có phiếu của ông sẽ là phe có đa số quyết định. Như vậy, ông luôn là hai phiếu, và ý kiến của ông là ý kiến quyết định. Tuy nhiên điều này, nếu không được đưa vào điều lệ sửa đổi, thì chỉ có tính tạm thời. Con số 18 sẽ trở về 17 khi ông Huệ hết thời hạn chuyển tiếp, ông Trọng rút, mà không cần bổ sung hay thay đổi số lượng ủy viên.
Như vậy, không phải ông «xin rút» mà là ông «tạo ra tình huống» để không thể khác.
Nhưng, ông Trọng chỉ ngồi tiếp hai năm nữa, vì để ông Huệ khi được bầu TBT phải dưới 65 tuổi, nghĩa là Hội nghị TƯ bất thường/XIII, phải xảy ra chậm nhất vào cuối năm 2022. Muốn đi tiếp một nhiệm kỳ nữa, ông Huệ lại phải cần cơ chế «đặc cách».
Người tính, không bằng trời tính. Ông Trọng rời hay «về», chủ nghĩa Marx sẽ rời hay về theo.
Ông Huệ làm Tổng bí thư, ông Chính làm Thủ tướng, chủ nghĩa Marx sẽ không còn là «nền tảng sống chết» nữa. Một ông Chính là môn đồ của chủ nghĩa thực dụng Trung Hoa. Không có chủ nghĩa nào hết. Mọi thứ chủ nghiã chỉ là công cụ phục vụ ý nguyện của cá nhân lãnh tụ. Ý chí của lãnh tụ là ý thức hệ của chế độ tương ứng. Một ông Huệ có sở trường tin vào con số kế toán, không ảo tưởng, không có sáng tạo biến hóa. Ông Huệ không phải typ người «lý thuyết gia» hay «nhà tư tưởng», ông chỉ là khuôn mẫu của kỷ luật và lòng trung thành. Ông sẽ «đi» một cách mẫu mực, nhưng phải có người dắt, không phải dạng người dám làm dám chịu, không có «phá cách, vượt rào». Vì vậy, VN chưa thể thoát khỏi sự gắn kết với sự dẫn dắt của TQ. Sẽ quay lại thời kỳ «làm những gì TQ làm 10 năm trước».
Từ chối giải pháp Nguyễn Xuân Phúc+Phạm Bình Minh, VN sẽ kết thúc nhanh giai đoạn bứt phá. Giải pháp Huệ+Chính mà ông Trọng để lại là lựa chọn phục tùng và lòng trung thành, không phải là sáng tạo và lòng dũng cảm hay đức hy sinh. Đó là di sản tất yếu của tính bảo thủ giáo điều thâm căn cố đế. Đất nước phải chịu, dân tộc phải chịu. 200 ủy viên trung ương đợt này là nỗi thất vọng. Vận nước còn chưa đến!
Ông Huệ là người cuối cùng chưa? Ít nhất, ông không phải là cái bóng của ông Trọng. Từ lâu, nhiều người đã dự báo, đại hội XIII là đại hội cuối cùng của ĐCSVN, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có lẽ vẫn đúng chăng?
#nguyễnphútrọng
Leave a Comment