Quảng Cáo

Về tân trung ương đảng khóa 13

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII

Quảng Cáo

Trung Điền – Việt Tân|

Cuối cùng, 1.587 đại biểu của đại hội 13 đã “thống nhất” một danh sách 200 tân ủy viên trung ương khóa XIII gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên trung ương dự khuyết vào chiều ngày 30 tháng Giêng, 2021, sau 5 ngày nhóm họp từ ngày 25 tháng Giêng. Đây có thể nói là kết quả sắp xếp, thoả hiệp giữa nhiều phe nhóm dưới sự chỉ đạo của chính ông Nguyễn Phú Trọng và Tiểu Ban Nhân Sự trong hơn 2 năm vừa qua.

Nhìn vào danh sách 180 ủy viên trung ương khóa XIII, có mấy điều sau đây đáng chú ý:

1/ Hai nhân sự thuộc trường hợp đặc biệt quá tuổi 65 được giữ ở lại là ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Đây là một sự thỏa hiệp giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Xuân Phúc khi ông Trần Quốc Vượng không đủ phiếu tín nhiệm cao để có thể ở lại để trụ ghế tổng bí thư như ông Trọng mong muốn. Nói cách khác, ông Trọng nhảy vào cuộc đua ở phút chót khi ông Vượng không có khả năng lọt vào hàng tứ trụ sau hội nghị trung ương 14 vào tháng Mười Hai, 2020 nên ông Trọng đã phải chấp nhận giải pháp cả hai ông Phúc và Trọng cùng ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Tuy nhiên, cái đau của Nguyễn Xuân Phúc là tuy nhận được phiếu tín nhiệm cao nhất trong Ban Chấp Hành Trung Ương nhưng vây cánh quá yếu so với phe đảng của ông Trọng nên không những không giành được ghế tổng bí thư mà còn mất luôn ghế thủ tướng để sang ngồi ghế “ngáp ruồi” ở ghế chủ tịch nước – hoàn toàn mang tính nghi lễ không có thực quyền. Nói cách khác, trong cuộc đua giữa ông Trọng và ông Phúc, phải nói là phe chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã thua và kéo theo sự thất bại của các đàn em khác như Vũ Đức Đam không lên được ghế bộ chính trị, còn Phạm Bình Minh thì không tranh được ghế chủ tịch quốc hội với Vương Đình Huệ.

2/ Trong 6 ủy viên Bộ Chính Trị khóa XII tiếp tục để ở lại cho khóa XIII gồm có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, bà Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh và Tô Lâm, cho thấy là 4 nhân sự là đàn em cật ruột của ông Trọng có phiếu bầu cao nhất và dự kiến nắm các trách vụ quan trọng như: Phạm Minh Chính (thủ tướng), Vương Đình Huệ (chủ tịch quốc hội), Võ Văn Thưởng (thường trực ban bí thư), Trương Thị Mai (trưởng ban tổ chức trung ương). Điều này cho thấy là trong ba nhiệm kỳ làm tổng bí thư từ năm 2011 cho đến nay, lần đại hội XIII này, phe ông Trọng nắm chặt quyền lực vào tay mà không cần phải thỏa hiệp với những phe nhóm khác như ở Khóa XI (2011-2016) với Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang hay ở Khóa XII (2016-2021) với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.

Điểm đáng nói là ông Trọng đã thành công trong việc sắp xếp cho hai đàn em Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ vào ghế tứ trụ cũng như chuẩn bị cho Võ Văn Thưởng sẽ ngồi vào ghế tứ trụ ở khóa XIV (2026-2031). Sự kiện Phạm Minh Chính xuất thân từ công an và tổ chức đảng, chưa từng giữ chế bộ trưởng trong chính phủ ngày nào lại được tiến cử vào chức thủ tướng là điều khá bất ngờ. Điều này cho thấy là trong thời gian giữ ghế trưởng ban tổ chức và phụ giúp ông Trọng trong việc sàng lọc nhân sự cho đại hội XIII, liên minh Trọng – Chính đã “thu tóm” nhân sự về phe mình để có thể thao túng cả trong bên đảng và chính phủ trong thời gian tới.

3/ Đáng chú ý nhất là Nguyễn Thanh Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được bầu ở lại khóa XIII sau khi Nghị bị ngưng chức bí thư Kiên Giang về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng từ cuối tháng Mười, 2020. Việc Nguyễn Thanh Nghị 46 tuổi, giữ được ghế trung ương trong bối cảnh có tin ông Nguyễn Tấn Dũng đứng phía sau hỗ trợ cho ông Nguyễn Xuân Phúc giành ghế tổng bí thư cho thấy là cuối cùng ông Dũng và ông Trọng đã “thỏa hiệp” trong ván bài quyền lực: Giữ Nguyễn Thanh Nghị ở lại trung ương thay vào đó ông Dũng không ủng hộ Nguyễn Xuân Phúc làm tổng bí thư mà chấp nhận ghế chủ tịch nước.

Việc Nguyễn Thanh Nghị tiếp tục ở lại trung ương cho thấy có dấu hiệu “hòa hoãn” giữa phe ông Dũng và phe ông Trọng ít nhất là vài năm tới khi ông Trọng muốn củng cố vị trí cùa các đàn em như Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ trước khi về hưu. Ông Nghị còn quá trẻ và con đường tiến thân lên bộ chính trị và hàng tứ trụ còn rất thênh thang trong 10 năm tới.

4/ Trung Ương Đảng khóa XIII còn có một đặc biệt là số ủy viên trung ương khóa XII ở lại khóa XIII chiếm đến 119 người trong khi số người mới tham gia trung ương đảng lần đầu tiên chỉ  có 61 người.  Đa số các nhân sự trong những ban ngành trung ương và các bộ trong cơ quan nhà nước đều tái cử ngoại trừ ông Phùng Ngọc Nhạ, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương bị loại. Điều này cho thấy là ông Nguyễn Phú Trọng đã “trả công” cho thành phần trung ương khóa XII đã bỏ phiếu ủng hộ sự ở lại của ông Trọng. Trong số 61 nhân sự được đưa vào khóa XIII đa số là người mới đưa lên đảm nhận các trách vụ bí thư cấp tỉnh và tư lệnh các quân khu.

Nói tóm lại, Trung Ương Đảng khóa XIII hoàn toàn nằm trong tay sắp xếp của phe ông Trọng nên khuynh hướng chung là giữ chặt quyền lực của đảng hơn là tạo những thay đổi mang tính đột phá mà họ rêu rao là “đổi mới đợt hai.” Với thành phần tứ trụ do liên minh Trọng – Chính – Huệ kiểm soát, phe đảng sẽ kiểm soát ngày một chặt chẽ các sinh hoạt đảng và nhà nước, tiếp tục loại trừ mọi khuynh hướng thay đổi ở bên trong lẫn bên ngoài xã hội./.

#đảngcsvn #đạihội13 #trungươngđảng13

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux