Khánh An dịch (VNTB)
Với đại hội đảng 13 đang diễn ra, ông Trọng tìm cách vô hiệu hóa những người kế nhiệm
Tác giả: David Brown
Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng tin chắc cái gì tốt cho Đảng Cộng sản là cũng tốt cho Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao, thay vì sắp nghỉ hưu một cách lịch sự, người đàn ông 77 tuổi nay đi không vững, vẫn còn xảo quyệt lại tự ý nhận chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba.
Ông Trọng đã có một số người kế nhiệm trong tâm trí. Ông thích Đinh Thế Huynh nhất, Đinh Thế Huynh là người của tuyên giáo và đã sát cánh cùng ông Trọng trong phần lớn sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, Đinh Thế Huynh đã được Bộ chính trị cho phép nghỉ phép vào đầu năm 2018 “để tiếp tục hồi phục sau một cơn bạo bệnh.”
Sau đó là Trần Quốc Vượng, cấp phó của ông Trọng trong chiến dịch làm trong sạch đảng và nhà nước khỏi những phần tử tham nhũng. Ông Vượng dường như đã gây thù chuốc oán với bạn bè trong vai trò đó. Người ta nói rằng khi ủy ban trung ương đảng tổ chức rút thăm hồi tháng 10, tỷ lệ chấp thuận của ông Vượng thấp đáng kể. Có tin đồn rằng ông ta còn bị cả Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội bỏ xa.
Ông Phúc đã đặt mục tiêu thay thế ông Trọng trong chức vụ cao nhất trong đảng. Người ta nói ông ta đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ “phe chính phủ” trong đảng, đặc biệt là các quan chức từ các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam, và đáng kể là giới kinh doanh đánh giá cao hướng đi xa, vững chắc và không có tai tiếng của ông Phúc đối với chính quyền.
À, nhưng vị thủ tướng luôn tươi cười có thể được tin tưởng để tiếp tục chương trình nghị sự của Trọng không? Đó mới là vấn đề. Có lẽ ông ấy sẽ mềm lòng một chút với những đồng nghiệp hư hỏng. Có lẽ ông ta sẽ bảo công an nhà nước bớt sốt sắng hơn trong việc tóm gọn những công dân bị bắt quả tang nói xấu đảng. Và có lẽ ông Phúc sẽ tự diễn biến.
Từ quan điểm của một người theo ý thức hệ, không có gì tệ hơn là tự diễn biến. Tự diễn biến là nói về những đảng viên viên quyết định rằng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh không cung cấp tất cả các câu trả lời, những ai rơi vào quan điểm nguy hiểm rằng đảng có thể thử nghiệm chủ nghĩa đa nguyên hoặc tạo thêm chỗ cho xã hội dân sự. Đó là nhãn hiệu dành cho những đảng viên không thừa nhận “những hạn chế không thể tránh khỏi trong thực hiện kinh tế thị trường, chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế”.
Rõ ràng là Việt Nam, nghèo khó cách đây 30 năm, sẽ không thể trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình (với thu nhập bình quân đầu người là 3.500 đô la Mỹ) nếu không có nhiều quá trình tự phát triển. Nhưng dường như vẫn còn một loạt bộ máy ở văn phòng trung ương đảng thực sự tin rằng tự diễn biến sẽ phá hủy đảng… à, đất nước.
Chỉ với nghi ngờ rằng ông Phúc và các đồng sự của ông ta trong phe chính phủ có thể ngu ngốc tự diễn biến dường như đã thuyết phục ông Trọng bỏ qua các điều lệ đảng mà chính ông đã nghĩ ra để gạt Phúc, hiện 67 tuổi ra, và khiến việc chọn ông Vượng là không thể tránh khỏi. Bằng cách thuyết phục đa số ủy ban trung ương bỏ quy định không quá một người trên 65 tuổi có thể ở lại Bộ Chính trị và thực hiện một quy tắc khác cấm một người nào đó giữ cùng một chức vụ quá hai lần, ông Trọng đã lấy lại được thế thượng phong. Sau cuộc họp của ủy ban trung ương được triệu tập vào ngày 15 tháng 1, chỉ một tuần trước khi Đại hội Đảng 13 dự kiến bắt đầu, giới mộ điệu đã đưa tin với sự nhất trí hiếm hoi rằng ông Trọng sẽ lại làm tổng bí thư.
Giải an ủi của ông Phúc là chức chủ tịch nước phần lớn chỉ có vai trò nghi lễ.
Ông Trọng được biết cũng đã thăng chức cho một thành viên quan trọng khác của phe đảng, ông Phạm Minh Chính, làm thủ tướng. Ông Phạm Minh Chính là một cựu tướng công an, từ năm 2016 đã đứng đầu bộ phận tổ chức của đảng, một vai trò giàu cơ hội để đòi nợ lại từ những người đang mắc nợ ông ta.
Thủ tướng dự kiến sẽ được trao cho Vương Đình Huệ, người từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính (dưới thời ông Dũng) và Phó Thủ tướng (dưới thời ông Phúc). Thay vào đó, dường như Huệ sẽ chủ trì Quốc hội, một chức vụ khác có danh nhiều hơn thực chất.
Với bốn vị trí được đặt ra, nếu thực sự là như vậy, một hoạt động nội bộ hiện tập trung vào việc chọn khoảng 100 người kế nhiệm cho các ủy viên ủy ban trung ương ‘hết thời’ sau hai nhiệm kỳ và lấp đầy các ghế trống trong bộ chính trị (ban chấp hành) của đảng, sẽ có từ 17 đến 19 thành viên gồm Trọng, Phúc, Chính và Huệ, và quản lý các công việc của đảng từ ngày này sang ngày khác. Chiến dịch tranh cử sẽ diễn ra ở mức thấp, không theo giai đoạn và căng thẳng cho đến gần ngày cuối cùng của đại hội vào ngày 2 tháng 2, khi tất cả những sự bổ nhiệm vào ban lãnh đạo đảng được công bố.
Kịch bản được xây dựng của ông Trọng vẫn có thể bị thổi bay rất đau đớn. Việc nâng Chính và giữ Trọng lại với Huệ và Phúc có tác dụng thiết thực là phục tùng phe chính quyền trong đảng. Điều đó và sự giảm tỷ lệ đại diện ngẫu nhiên của cán bộ miền nam ở các cấp lãnh đạo cao nhất được cho là hiếm hoi.
Các đồng minh của ông Phúc và ông Huệ có thể phản đối việc xuống hạng của họ bằng cách hoặc thúc giục ủy ban trung ương xem xét lại các thỏa hiệp đã được báo cáo của họ hoặc bằng cách yêu cầu vấn đề được đưa ra toàn thể đại hội đảng. Trong trạng thái cực đoan, thủ tướng tiền nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng, đã thử điều tương tự này tại Đại hội 12 năm 2016; ông ấy không đi xa được. Mặc dù ông Phúc là một ứng cử viên xứng đáng hơn [Dũng] nhiều, nhưng rất có thể ông ấy cũng sẽ không thành công.
*David Brown là cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam và là người cộng tác lâu năm cho Asia Sentinel
Nguồn: Asia Sentinel
#đạihội13 #nguyễnphútrọng
Leave a Comment