Cao Ủy Nhân Quyền LHQ lên án vụ xét xử các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

- Quảng Cáo -

Bà Ravina Shamdasani – Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt Nam sử dụng các đạo luật mơ hồ để tùy tiện bắt giữ ngày càng nhiều nhà báo độc lập, blogger, nhà bình luận trực tuyến và những người bảo vệ nhân quyền – vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)*.

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên án phiên xét xử các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là vi phạm quyền được xét xử công bằng của các ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn.

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết sẽ tiếp tục nêu ra những trường hợp này với Chính phủ Việt Nam, kêu gọi họ ngừng sử dụng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng như vậy đối với các cá nhân thực hiện các quyền cơ bản của họ, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận – và trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người đã bị giam giữ trong những trường hợp như vậy.

Nguồn: OHCHR

- Quảng Cáo -

Tham khảo:

* Điều 19, Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)

1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.

2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.

3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:

a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,

b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.

Anh ngữ:

Article 19, International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)

1. Everyone shall have the right to hold opinions without interference.

2. Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.

3. The exercise of the rights provided for in paragraph 2 of this article carries with it special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law and are necessary:

(a) For respect of the rights or reputations of others;

(b) For the protection of national security or of public order (ordre public), or of public health or morals.

- Quảng Cáo -