Trung Quốc đặt mua vắc-xin coronavirus do hai công ty nước ngoài Pfizer (Hoa Kỳ) và BioNTech (Đức) đồng phát triển, trong cùng lúc đã hắt hủi các mũi tiêm “made in China” tự sản xuất trong nước.
Tập đoàn dược phẩm Shanghai Fosun của Trung Quốc, hôm thứ Tư vừa qua, thông báo họ đã ký một thỏa thuận với công ty BioNTech của Đức để mua 100 triệu liều vắc xin coronavirus mà công ty này đồng phát triển với công ty Pfizer của Mỹ – loại vắc xin đầu tiên được phép sử dụng tại Hoa Kỳ.
Theo nguồn tin Bloomberg, tập đoàn Shanghai Fosun sẽ thanh toán trước 250 triệu euro (khoảng 300 triệu USD) cho 50 triệu liều vắc-xin trong đợt đầu. Nhà sản xuất vắc-xin của Đức sẽ cung cấp phần còn lại, tổng cộng không dưới 100 triệu liều cho Trung Quốc trước cuối năm 2021, theo một tuyên bố gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông hôm qua.
Các liều vắc-xin này sẽ được sản xuất tại Đức, không phải Mỹ, do thỏa thuận trực tiếp giữa tập đoàn Trung Quốc và BioNTech của Đức. Công ty Pfizer của Hoa Kỳ không tham gia vào thỏa thuận này.
Trung Quốc đã nhiều lần công bố phát triển vắc xin. Tuy nhiên, đến nay chưa có công ty nào trong số năm công ty Trung Quốc có vắc xin trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đưa ra các báo cáo có thể kiểm nhận được về hiệu quả.
Tập đoàn Sinopharm, đồng sở hữu giữa Shanghai Fosun và nhà nước cộng sản Trung Quốc, đang phát triển một loại vắc xin coronavirus của riêng mình.
Trong tháng 11 vừa qua, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã cấp phép sử dụng vắc xin Sinopharm cho các nhân viên y tế tuyến đầu. Báo cáo cho thấy vắc xin của Sinopharm chỉ có hiệu quả khoảng 86%, một tỷ lệ chức năng thấp hơn đáng kể so với loại vắc xin đồng phát triển bởi Pfizer và BioNTech được thử nghiệm có hiệu quả 95% trong việc ngăn chặn nhiễm trùng coronavirus.
Điều đáng buồn cười, trong khi Trung Quốc đặt mua hàng trăm triệu liều vắc xin BioNTech của Đức sản xuất, họ lại xuất khẩu vắc xin “Made in China” cho Indonesia, Chile, Turkey, Brazil, Mexico và nhiều quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.
Các công ty Trung Quốc sản xuất vắc xin “Made in China” gồm có tập đoàn Sinopharm, Sinovac Biotech và CanSino Biologics.
Indonesia hồi đầu tháng 12 đã nhận được 1,2 triệu liều từ Sinovac Biotech. Tám thị trường đã có đơn đặt hàng tập thể 416,6 triệu liều từ Sinopharm, Sinovac và CanSino Biologics tính đến thứ Sáu tuần trước, theo báo cáo của Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke tại Hoa Kỳ.
Sản phẩm của công ty đứng hàng thứ nhì của Trung Quốc Sinovac Biotech, có tên là “CoronaVac”, đang phải đối mặt với những thách thức ở Brazil trong tuần này. Cơ quan điều hành Y tế Brazil (Anvisa) tuyên bố rằng đảng cộng sản Trung Quốc đã không làm rõ điều gì khiến họ tự tin vào sản phẩm vắc xin của họ. Một cuộc khảo sát của Datafolha cho thấy một nửa số người Brazil sẽ không sẵn sàng sử dụng “CoronaVac”, một tỷ lệ từ chối cao nhất trong số những người được thăm dò ý kiến.
Campuchia hôm thứ Ba cũng tỏ ra xa lánh vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Thủ tướng Hun Sen nói rằng đất nước của ông “không phải là một thùng rác… và không phải là nơi để thử nghiệm vắc xin.”
Nhà biên tập CK Tan của hãng thông tấn Nikkei đưa tin hôm nay, cho rằng “các công ty Trung Quốc, từ nhà sản xuất thuốc đến nhà sản xuất tủ lạnh, đang tăng cường sản xuất để chuẩn bị cho một chương trình tiêm chủng quy mô lớn trong nước sắp diễn ra.”
Bắc Kinh dự kiến sẽ phê duyệt 600 triệu liều vắc xin vào cuối năm nay, và các công ty Trung Quốc đang tìm cách nâng công suất sản xuất lên đến 1 tỷ liều trong năm 2021.
Có lẽ 100 triệu liều vắc xin của Đức sản xuất sẽ được dành riêng cho đảng viên cộng sản. Hơn một tỷ dân còn lại ở đại lục có thể phải thử nghiệm loại ”Made in China” với hy vọng một năm mới may mắn./.
Người Đà Lạt Xưa
December 17, 2020.
Leave a Comment