Quảng Cáo

Truyền thông cần tự do – xã hội mới phát triển

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Quảng Cáo

Anh Hoàng

mỗi góc cạnh của xã hội luôn tồn tại những góc khuất, những góc khuất ấy sẽ không dễ tìm ra, sáng tỏ và được giải quyết nếu thiếu những phương tiện và con người chủ động tìm nó và giải quyết nó. Truyền thông chính là đội quân tiên phong tìm ra những góc khuất và mảng tối đó để làm sáng tỏ, và từ đó mọi người biết đến và chung tay giải quyết.

Hàng ngày đã và đang có những vấn đề nhức nhối được phơi bày trên những phương tiện truyền thông. Ví dụ, trong thời gian qua đã phơi bày hàng chục vụ án liên quan đến chính quyền các xã, huyện lợi dụng chức quyền để ăn chặn tiền trợ cấp người nghèo đến hàng tỷ đồng. Cụ thể, vào tháng 4 năm 2020, cho biết công an huyện đang làm rõ vụ cán bộ ở xã Ba Xa, huyện Ba Tơ nhiều năm ăn chặn tiền điện cho hộ nghèo theo quy định với số tiền hàng tỉ đồng trong nhiều năm.

Hộ nghèo Quảng Ngãi

Đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, sẽ còn đó hàng nghìn những khuất tất, và câu chuyện đau lòng khác đã và đang diễn ra nhưng không được hé lộ bởi một bộ phận chính quyền đang bao che lẫn nhau và bảo vệ lợi ích của mình. Mới chỉ cấp xã, cấp huyện mà những nạn tham nhũng, ăn chặn từ người dân mất đến mấy năm mới sáng tỏ và được giải quyết, vậy những câu chuyện cấp tỉnh, thành phố và trung ương thì sao, chắc chắn càng khó sáng tỏ và được giải quyết.

Lúc này đây truyền thông đang là đầu tàu góp phần vào việc làm giảm tình trạng tham nhũng, minh bạch thông tin và góp phần giải quyết vấn nạn bất ổn định xã hội. Sự phát triển công nghệ số đã và đang góp phần đẩy nhanh thông tin đến mọi người hơn thông qua báo mạng, mạng xã hội hay các chương trình trực tuyến và gây ra hiệu ứng tích cực để các vấn đề nhanh chóng được giải quyết.

Không thể phủ nhận, nhiều người dùng báo mạng, mạng xã hội đưa thông tin sai lệch gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến cộng đồng. Tuy nhiên, điều cốt lõi ở đây là quản lý thông tin online một cách hiệu quả. Cụ thể, bằng những giải pháp như xử phạt người hay tổ chức đưa tin giả, thông tin sai lệch, yêu cầu doanh nghiệp phối hợp cắm cờ cảnh báo hay xóa thông tin giả và sai lệch. Thực tế, chính quyền Việt Nam lại đã dùng quyền lực để gây sức ép lên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube xóa bài viết hay video nêu ra những vấn nạn của Việt Nam. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những vấn đề nhức nhối trong xã hội đều chỉ là bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt mà không cần biết thông tin đó là đúng hay sai.

Rõ ràng, chính quyền Việt Nam đang dùng quyền lực đầy tính độc tài của mình để che đậy đi những mảng tối, những bất công trong xã hội, và nếu điều này tiếp tục diễn ra thì vấn nạn xã hội sẽ tiếp tục trầm trọng hơn và xã hội sẽ không thể phát triển được.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux