Đọc Tài liệu chỉnh sửa và bổ sung ngữ liệu của sách Tiếng Việt 1 (tập 1) – Cánh diều mà phát hoảng.
– Sách có đến 46 văn bản là chuyện ngụ ngôn dịch từ tiếng nước ngoài và gần một chục văn bản tiếng Việt có vấn đề về nội dung, nhân vật, ngôn ngữ, nhưng các tác giả chỉ cho thay có 5 văn bản (bằng 9 văn bản mới), còn lại vẫn giữ nguyên như cũ.
– Nội dung văn bản thay thế chẳng ăn nhập gì với văn bản cũ, chẳng hạn: Chuyện ‘ve và gà” (1,2) được thay bằng hai văn bản “Bờ Hồ” và “Chăm bà”, “quạ và chó” được thay bằng văn bản “Phố Thợ Nhuộm”, văn bản “Hai con ngựa” (1,2) được thay bằng “Mẹ thật là ấm” và “Sáng sớm trên biển”… Nếu khi biên soạn sách, các tác giả đã lựa chọn văn bản ngữ liệu phù hợp với chủ đề, kiến thức và kỹ năng thì với việc thay thế văn bản như trên thử hỏi sự phù hợp đó có còn không?
– Có 8 văn bản bị tách làm 2 bài thì chỉ thay có 4 văn bản, còn 4 văn bản bị tách đôi vẫn để nguyên, làm khổ GV và HS khi dạy và học.
– Sách có đến hàng trăm lỗi về sử dụng từ ngữ, lỗi đặt câu… nhưng các tác giả chỉ chỉnh sửa và thay thế chưa đến 20 lỗi.
Sửa như vậy thì chỉ là sửa cho có mà thôi. Và sau khi sửa GV và HS còn khổ sở hơn vì vừa phải mang quyển sách đầy lỗi đến lớp, vừa phải mang thêm tập tài liệu chỉnh sửa, bổ sung.
Tuy nhiên, lỗi không ở các tác giả, mà lỗi ở Hội đồng thẩm định và Bộ GDĐT.
Lẽ ra Hội đồng thẩm định và Bộ GDĐT phải nói thẳng với các tác giả “Đây là một sản phẩm lỗi không thể sửa. Hãy vất nó vào sọt rác!”
Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, Bộ GDĐT đã cùng Hội đồng thẩm định đã bắt GV, HS cùng san sẻ trách nhiệm “khắc phục lỗi” với các tác giả. Kết quả là GV và HS đã mất tiền mua sách lỗi để dạy và học, giờ lại phải cõng thêm bộ tài liệu hiệu chỉnh và bổ sung này nữa. Rõ ràng, Bộ GDĐT và Hội đồng thẩm định đã coi trọng quyền lợi của các nhà xuất bản và của các tác giả hơn quyền lợi của GV và HS!
#sáchgiáokhoalớp1
Leave a Comment