Chất lượng bữa ăn của học sinh đang bị phớt lờ

Bữa ăn bán trú 30 000 đồng/suất của học sinh tiểu học Trần Thị Bưởi được phụ huynh chụp lại.
- Quảng Cáo -

Anh Hoàng

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” câu này thể hiện thế hệ trẻ được xem là tương lai của mỗi quốc gia, điều đó đồng nghĩa, một quốc gia đó có phát triển vững mạnh hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể chất, và năng lực của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe thể chất của học sinh tại Việt Nam đã và đang bị Bộ Giáo Dục coi nhẹ, Cụ thể, để đảm bảo sức khỏe và phát triển thể chất của các học sinh từ mầm non cho đến trung học phổ thông, các em học sinh cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tuy nhiên chất lượng bữa ăn tại các trường mầm non và bán trú trên toàn quốc đang bị đặt dấu hỏi lớn.

Hiện tại, ở các trường có hai hình thức cung cấp bữa ăn cho các em học sinh, hình thức thứ nhất là nhà bếp của trường chủ động mua thực phẩm thông qua các nhà phân phối và nấu cho các em tại bếp ăn tại trường. Hình thức thứ hai là nhà trường kí hợp đồng trọn gói với một nhà cung cấp từ khâu nhập nguyên liệu, chế biến đến đóng hộp mang đến cho học sinh. Hình thức thứ nhất đang phổ biến hơn và phần nào đem lại sự đảm bảo cho bữa ăn của học sinh khi nguồn nguyên liệu được kiểm soát và đồ ăn được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, phương án này cũng không thể đảm bảo hoàn toàn chất lượng cho các em hoc sinh tại các trường học, cụ thể liên tục thời gian gần đây nhiều trường đang bị các phụ huynh phát hiện và tố cáo dùng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng ví dụ rau bị héo úa, giò chả rẻ hơn nhiều so với giá bán trên thị trường.

Hình ảnh khiến phụ huynh bức xúc tại trường tiểu học Trần Thi Bưởi tại Thành Phố  Hồ Chí Minh

Hóa đơn cho thấy, giá 1kg giò sống chỉ 64.000 đồng, 1kg giò lụa 65.000 đồng.
- Quảng Cáo -

Đặc biệt, 1 số phụ huynh soi ra giá cả của một số thực phẩm rẻ đến mức đáng ngạc nhiên. “1kg giò sống có giá 64.000 đồng, 1kg giò lụa giá 65.000 đồng. Không biết với chừng đó tiền người ta bỏ chất gì vào để làm ra 1 kg chả, tụi nhỏ ăn lâu chắc tích bệnh vào người quá”, một phụ huynh lo lắng.

Bữa ăn bán trú 30 000 đồng/suất của học sinh tiểu học Trần Thị Bưởi được phụ huynh chụp lại.

Tương tự, nguyên liệu bữa ăn của các em cũng đang bị cắt xén với một suất ăn chỉ lèo tèo 1 miếng trứng, chén canh rau dền toàn nước, với chất lượng những bữa ăn như vậy thật khó cho trẻ em có đầy đủ thể lực để phát triển và học tập hiệu quả.

Đây không phải vấn đề mới của các trường học bán trú trên toàn quốc, mà là vấn nạn trong nhiều năm, nhưng không được các chính quyền các cấp quan tâm và xử lý có hệ thống và triệt để. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 500 vụ ngộ độc với hàng nghìn nạn nhân; trong đó ngộ độc thực phẩm ở trường học chiếm 3,7 %. Hiện tại ở các trường chưa hề có tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng bữa ăn cho học sinh, không hề có các chuyên gia dinh dưỡng và nhân viên của cục an toàn thực phẩm kiểm soát chất lượng bữa ăn của học sinh thường xuyên. Tất cả chỉ xảy ra khi có báo cáo về các vụ ngộ độc thực phẩm, hay phản ánh của các bậc phụ huynh thông qua các kênh truyền thông. Thêm nữa, theo Nghị định 115 năm 2018 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở mức cao nhất là 200 triệu đồng cùng với tước giấy phép kinh doanh; tuy nhiên, mức phạt này không thể đủ răn đe với các nhà cung cấp thực phẩm bẩn, kém chất lượng, đặc biệt dù bị tước giấy phép kinh doanh, các chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở cơ sở mới và xin lại giấy phép kinh doanh.

Thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia người Việt Nam thấp nhất khu vực châu Á. 10 năm chỉ tăng thêm một cm

Rõ ràng, với tình trạng bao che lẫn nhau của các lãnh đạo ở các cấp cùng với thiếu đi sự quyết liệt, minh bạch và công bằng trong luật pháp cũng như thiếu đi quy trình xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, giám sát và xử lý đã và đang tiếp tay cho tình trạng học sinh đang phải tiêu thụ những thực phẩm kém chất lượng, các bữa ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhiều trẻ em Việt Nam trong tương lai sẽ không thể phát triển thể chất một cách toàn diện để góp phần vào nâng cao năng suất lao động, xây dựng xã hội ổn định và phát triển; bởi sự vô tâm, vô trách nhiệm của nhiều lãnh đạo các cấp và ban ngành ở Việt Nam.

- Quảng Cáo -