Nói đến bệnh viện Thống Nhất, đa số người dân Sài Gòn đều biết rằng, bệnh viện này trước 30/4/1975 có tên là bệnh viện Vì Dân.
Theo Wikipedia: “Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia…
Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.
Bệnh viện Vì Dân được thiết kế bởi kiến trúc sư Trần Đình Quyền vào năm 1972. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền từng tốt nghiệp Trường Kiến trúc Sài Gòn vào năm 1958 và nhận học bổng du học Cao học trong 2 năm ở Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ).
Theo nhà nghiên cứu Mel Schenck, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), khi đó tài trợ một phần chi phí dự án xây dựng bệnh viện Vì Dân, đã muốn một kiến trúc sư người Mỹ thiết kế bệnh viện. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định chọn kiến trúc sư Trần Đình Quyền cho dự án này. Kiến trúc của bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất) được cho rằng chịu ảnh hưởng bởi trường phái kiến trúc Bauhaus do kiến trúc sư Walter Gropius dẫn đầu. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền đã sử dụng những lam che nắng bằng khối bê tông thay vì những loại cửa sổ kim loại hoặc màng sáo khung kim loại.
Do vậy, bệnh viện Vì Dân có diện mạo công nghiệp hiện đại vì có thiết kế rất cân đối và chính xác về mặt hình học.
Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên gọi như hiện nay”.
Sự việc rành rành “hai năm rõ mười”ai cũng biết như thế. Vậy mà Báo tuổi trẻ ra ngày 30/10/2020 có bài:
“Bệnh viện Thống Nhất kỉ niệm 45 năm ngày thành lập”
Đành rằng trong quá trình sử dụng, do dân số ngày càng đông, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì ngày nay họ mở rộng hoặc trang bị thêm một số máy móc phương tiện là lẽ đương nhiên. Nhưng điểm ưu việt của bệnh viện này trước 30/4/1975, là tuy rằng bệnh viện tư nhân, nhưng nó được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.
Thế mới đúng với tên gọi của nó là Vì Dân. Sao mà chế độ “Tư bản giãy chết” nó tốt thế?
Không như ngày nay, Nhân Dân được vinh dự đứng tên hàng trăm thứ, về bệnh viện cũng có những cái được mang tên Nhân Dân, như bệnh viên Nhân Dân Gia Định, bệnh viện Nhân Dân 115. Nhưng hễ đụng đến là…tiền. Không có tiền xin mời ra ngay, kể cả khám bệnh chứ đừng nói đến việc cấp thuốc miễn phí.
Thế mà trước đây nghe tuyên truyền chế độ VNCH đàn áp và bóc lột người dân đến tận xương tủy. Do đó miền Bắc phải đổ biết bao xương máu của hàng triệu thanh niên trai tráng, hy sinh tuổi thanh xuân, để vào “giải phóng miền Nam”.
Vì thế mà nhà thơ Huy Cận có câu thơ: “Đánh Mỹ là chắt chiu hạt gạo cắn làm tư/Nửa miền Bắc, nửa miền Nam, nửa nuôi nhà, nửa tặng bạn”.
Hèn chi mà dân miền Bắc trước đây khổ thế, vì phải nhịn ăn nhịn mặc để chi viện cho đồng bào miền Nam ruột thịt đang đói khổ và đang bị giày xéo dưới gót giày Mỹ-Ngụy.
Lẽ ra báo Tuổi trẻ phải viết là ““Bệnh viện Thống Nhất kỉ niệm 45 năm ngày thay tên đổi chủ” thì mới đúng bản chất của sự việc.
Đúng là Báo Vẹm.
Cứ chạy lòng vòng nhằm định hướng dư luận, chứ không dám nói đúng sự thật. Vậy thì thuyết phục được ai?
#bệnhviệnvìdân #bệnhviệnthốngnhất #tuyêngiáovc
Leave a Comment