Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và đầy cơ bắp của TC (Trung Cộng), nhất là từ lúc TC tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò tự phịa, xem đó là quyền lợi cốt lõi, thì toàn bộ quần đảo Trường Sa và phần lớn vùng biển EEZ còn lại của Việt Nam đều nằm trong đường lưỡi bò của TC, bị TC thường xuyên quấy nhiễu, chèn ép để tranh chiếm.
Ngoài việc xây dựng và quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam năm 1974, tôn tạo và quân sự hóa 7 bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa cướp của Việt Nam năm 1988.
TC còn dùng vũ lực xua đuổi, bắt cóc tống tiền, cướp hải sản và ngư lưới cụ, đâm chìm tàu cá và bắn giết ngư dân Việt Nam.
Hai năm đổ lại đây, TC còn ngang ngược hơn nữa khi ép Việt Nam lùi bước khoan dầu nhiều lần trong bãi Tư Chính thuộc vùng EEZ của Việt Nam, mới đây ép Việt Nam lùi thêm bước nữa trong bể dầu Nam Côn Sơn.
Bộ Ngoại giao TC ngông cuồng yêu cầu Việt Nam rút khí tài khỏi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trao biển đảo cho TC nếu không muốn bị TC dùng biện pháp mạnh cưỡng đoạt. Và hiện tại chúng cho tàu thăm dò địa chất hết lần này đến lượt khác tung hoành trong bãi Tư Chính của Việt Nam.
Trong bối cảnh bất lợi hoàn toàn cho một nước nhỏ như Việt Nam, thi việc lãnh đạo Việt Nam thắt chặt quan hệ với siêu cường Mỹ để làm đối trọng với tham vọng của TC trong Biển Đông là quyết định khôn khéo. Người ta gọi đó là QUAN HỆ ĐU DÂY.
Nhờ đu dây điệu nghệ nên VN đã giữ được phần biển đảo còn lại cho đến nay, nhận được nhiều viện trợ và che đỡ của Mỹ, giá trị lớn nhất là tuyên bố gần đây của Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của TC trên Biển Đông. Nhờ ảnh hưởng Mỹ, Australia, Anh, Pháp, Đức… Cũng lên tiếng bác bỏ yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của TC.
Hôm nay, với chuyến thăm bất ngờ của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, được cho là để kỷ niệm 25 năm Mỹ Việt ký quan hệ ngoại giao bình thường, thắt chặt hơn nữa quan hệ Mỹ Việt. Song có cái gì đó là lạ, na ná như việc thứ trưởng ngoại giao Mỹ bất ngờ đi thăm Đài Loan để tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy, dù lễ tưởng niệm đã được tổ chức tháng trước có sự tham dự của bộ trưởng y tế Mỹ rồi. Cho nên việc ngoại trưởng Mỹ Pompeo bất ngờ đến thăm Việt Nam nhân danh kỷ niệm 25 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể chỉ là cái cớ.
Bởi lịch trình của ngoại trưởng Mỹ chỉ đi thăm Ấn Độ, Maldives, Sri Lanka và Indonesia. Ba nước Sri Lanka, Maldives và Indonesia nằm trong sáng kiến vành đai và con đường BRI. Riêng Maldives và Indonesia đang tìm cách rời khỏi BRI. Việc ngoại trưởng Mỹ đột xuất ghé thăm Việt Nam sau khi kết thúc chuyến thăm Indonesia là chặn cuối trong lịch trình chính thức viếng thăm các nước trong vùng Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, làm dấy lên thắc mắc phải chăng giữa hai nước Mỹ Việt đã thỏa thuận được điều gì đó trong chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tư do và rộng mở, gọi tắc là FOIP, của nhóm NATO Châu Á THE QUAD ?
Bởi trước đó tân thủ tướng Nhật Bản Suga cũng chọn thăm Việt Nam và sau đó là Indonesia để mở tay ngoại giao khởi đầu chính sách đối ngoại của chính phủ mới, cho thấy Việt Nam và Indonesia có vai trò đặc biệt gì đó với cả Nhật lẫn Mỹ.
Nhớ lại tháng trước, ngoại trưởng 4 nước thuộc nhóm THE QUAD họp tại Tokyo bàn về chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở FOIP rất thành công, hình thành bước đầu dàn khung cho FOIP gồm tứ trụ kim cương, một số nước trong khu vực và một số nước thuộc NATO nên còn gọi là NATO Châu Á, nhằm hợp tác và phát triển, ngăn chặn sự trỗi dậy hung hăng của TC, bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Mới đây, bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng Đức, là nước quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng với TC, đã trở cờ kêu gọi liên minh Châu Âu hợp tác chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương với Mỹ để chống TC. Đây là cú tát vào mặt các cây bút thiên tả chuyên lên án chính sách đối ngoại của Ông Trump làm Mỹ mất đồng minh, bỏ thế giới cho TC làm chủ.
Cộng với việc Mỹ tuyên bố sẽ ngăn chặn tàu cá TC đánh cá trái phép, đánh theo kiểu bạo lực và tận diệt hải sản trên vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Và việc có thể Việt Nam đánh hơi được tổng thống Donald Trump sẽ tái nhiệm ?
Nên Việt Nam hình thành một chiến lược mới, ĐU DÂY CHIẾN LƯỢC giữa Việt Nam, TC và NATO CHÂU Á, nhằm lợi dụng chiến lược ẤN ĐỘ Thái Bình Dương TỰ DO VÀ RỘNG MỞ FOIP của liên minh NATO CHÂU Á THE QUAD để phát triển kinh tế và làm đối trọng với tham vọng chủ quyền sai trái của TC trong Biển Đông.
Song có vẻ như Việt Nam đã có một thay đổi nào đó nghiêng về phía đầu dây Mỹ nên mới có sự viếng thăm bất thường của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ? Nhiều người cho là có lẽ Việt Nam đồng ý để Mỹ sử dụng sân bay Việt Nam cho máy bay săn ngầm P-8 Poseidon thuận lợi trinh sát Biển Đông, và việc Mỹ giúp Việt Nam xua đuổi tàu cá TC đánh bắt trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam ?
Có vẻ Việt Nam không còn cách nào đu dây chiến lược tốt hơn khi phải đối mặt với căn cứ hải quân và không quân TC đang xây dựng phía nam Cambodia, cùng với các căn cứ quân sự hiện đại trên những bãi đá trong quần đảo Trường Sa (cướp của Việt Nam) tạo thành thế gọng kìm kẹp Việt Nam ở giữa vô cùng bất lợi về chiến lược.
Đó có thể là lý do Việt Nam đang tìm cách nghiêng đầu dây qua phía liên minh NATO CHÂU Á?
Cũng còn quá sớm để tin Việt Nam cho phép máy bay săn ngầm P-8 Poseidon xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam để trinh sát Biển Đông, vì như vậy vi phạm nguyên tắc quốc phòng 4.0 của Việt Nam, là nguyên tắc Việt Nam tự ràng buộc mình để làm hài lòng TC, nó là một phần đại cục Việt Trung trong quan hệ 16 vàng 4 tốt mà Việt Nam rất khó chuyển dịch, luôn kiên định như kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Song gần đây có vẻ như Việt Nam ít nhắc đến 16 vàng 4 tốt, cho nên vẫn hi vọng Việt Nam sẽ thức thời nghiêng mạnh về chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Vì rõ ràng chiến lược này đang được rất nhiều nước quan tâm, cho nên đây là chiến lược thiết thực đem lại an ninh và thịnh vượng trong tương lai, vì nó được tổng thống Trump định hình để thay thế trật tự thế giới cũ bị TC thao túng, thành một quan hệ dựa trên trật tự thế giới mới không có TC.
Việt Nam cần thức thời hơn nữa, thức thời sớm để tránh cảnh trâu chậm uống nước đục./.
#quanhệViệt-Mỹ-Trung #MikePompeo #báquyềnTrungcộng
Leave a Comment