J.B Nguyễn Hữu Vinh
Như phần trên đã nói, chúng tôi cho rằng Nguyễn Đức Chung gặp nạn trong sự kiện bị bắt vừa qua. Điều đó không có nghĩa là Nguyễn Đức Chung không có tội với nhân dân, với pháp luật ngay cả pháp luật cộng sản.
Bởi có đốt đuốc tìm hết mấy triệu đảng viên cộng sản ở Việt Nam hiện nay, tìm một đảng viên, cán bộ nào không có tham nhũng, ăn cắp, lạm quyền hoặc không phạm một tội nào theo chính những quy định, luật pháp cộng sản cũng chẳng tìm ra và khác gì tìm kim đáy biển.
Sở dĩ nói rằng Nguyễn Đức Chung gặp nạn, bởi trong cuộc đua quyền và lợi trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, vấn đề không còn ở chỗ có tội hay không, mà vấn đề lại ở chỗ vào thời cơ nào, cơ hội nào cũng như thuộc phe nhóm nào trong đảng, phe thắng trận hay bại trận. Mà đã đứng vào phe bại trận thì lập tức sẽ gặp nạn với đồng đảng của mình. Bởi khi đó, hẳn nhiên là tội sẽ bị lôi ra. Ngược lại với phe thắng trận trong đảng, có tội bằng núi cũng coi như không, vẫn là tấm gương đạo đức cần noi theo.
Thường, khi người khác gặp nạn, nhất là với những kẻ vốn khác “chiến tuyến” với mình, nhiều người hân hoan. Điều đó không có gì khó hiểu. Bởi khi ở trong cuộc, chúng ta sẽ hiểu được tâm lý của những người từng bị coi như kẻ thù và dành cho nhau những điều không mấy tốt đẹp. Nhất là những người từng có “ân oán giang hồ” với nhau như nước với lửa.
Thế nhưng, trong các sự việc và nhân vật mà chúng ta đề cập đến, chúng tôi muốn nhìn nhận một cách cố gắng khách quan nhất theo những suy nghĩ chủ quan của mình về nhân vật Nguyễn Đức Chung.
Sau cuộc gặp gỡ không mấy dễ chịu tại cơ quan Cảnh sát điều tra số 7 Thiền Quang, Hà Nội, tôi không giáp mặt lại Nguyễn Đức Chung. Nhưng, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược diễn ra những năm tháng đó, cũng như những cuộc đấu tranh tiếp tục của giáo dân Thái Hà, các nữ tu Dòng Phaolo Hà Nội, các dân oan từ khắp nơi đổ về, những cuộc biểu tình chống chặt phá cây xanh, những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các Giáo xứ, Giáo phận… cũng như những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa mà chúng tôi tổ chức tại Hà Nội vẫn tiếp tục xảy ra. Và chúng tôi lại có nhiều dịp để chú ý với nhân vật này khi đó đã thăng quan, tiến chức một cách nhanh chóng. Anh ta được phong tướng, kiếm được cái ghế Giám đốc Công an Thành phố, rồi chủ tịch Thành phố Hà Nội.
Tiếp nhận cơ đồ
Nguyễn Đức Chung tiếp nối sự nghiệp của hai nhân vật mà chúng tôi có thời gian rất dài đã tiếp xúc, đồng thời có nhiều mối liên hệ, thông tin qua những sự kiện từ vụ cướp đất Nhà thờ Thái Hà, Tòa khâm sứ, Dòng Thánh Phaolo và một số sự kiện khác nhau. Đó là Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội và Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Có lẽ cần nói vài điều về những tiềm nhiệm của Nguyễn Đức Chung.
Tiền nhiệm của Nguyễn Đức Chung làm Giám đốc Công an Hà Nội là Nguyễn Đức Nhanh. Còn tiền nhiệm của Chung làm Chủ tịch UBND Tp Hà Nội là Nguyễn Thế Thảo.
Nhanh xuất thân cũng từ cảnh sát điều tra. Trong quá trình làm việc, Nguyễn Đức Nhanh tỏ ra là một tay võ biền và bất chấp tất cả nhằm đạt được mục đích của mình. Cũng như những tay võ biền khác, Nguyễn Đức Nhanh không từ bất cứ điều gì, dù là đi ngược luật pháp – điều này hẳn đã là “đặc tính riêng” của những tên công an khi nắm trong tay quyền thi hành luật pháp – do vậy, dù bất cứ hành động nào rõ ràng mười mươi là chà đạp pháp luật thì đối với những kẻ như Nguyễn Đức Nhanh chẳng phải là điều đáng quan tâm, dù là những chuyện diễn ra trước mắt thiên hạ và người ta biết rõ mười mươi.
Đặc biệt, Nguyễn Đức Nhanh là kẻ bất chấp tín ngưỡng tôn giáo của dân chúng. Bất cứ những việc người khác không dám làm, không dám đụng đến như khi xâm phạm đến nơi Thánh thất, nơi thiêng liêng thì Nguyễn Đức Nhanh và bộ sậu của hắn đều là kẻ dẫn đầu xung phong lập công.
Những hành động tổ chức những đội quân nghiện ngập, bao vây tu viện Thái Hà và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội trong vụ nhà cầm quyền Hà Nội định bán đất Tòa TGM Hà Nội và cướp đất Thái Hà chia nhau, rồi khi bị phản ứng thì dùng bạo lực đàn áp. Sau đó nhà cầm quyền Hà Nội do Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo cầm đầu đã phải nhả ra làm công viên công cộng vì không nuốt nổi trước sự phản ứng của giáo dân.
Rồi sau đó tội ác nổ mìn phá cây Thánh Giá trên đỉnh Núi Thờ của giáo dân Đồng Chiêm vào đêm 6/1/2010, một tội ác trời không dung đất không tha cũng do bàn tay Nguyễn Đức Nhanh vấy máu gây nên. Nhanh đã tổ chức tội ác này với 600 công an, thiết bị xe cộ và mìn vào nổ tung cây Thánh Giá ở một vùng đất xa xôi tại Đồng Chiêm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Sở dĩ có việc nhà cầm quyền Hà Nội quyết tâm phá bằng được cây Thánh Giá trên núi Thờ đã được xây dựng bởi người dân từ lâu làm nhiều người dân ngạc nhiên tìm hiểu lý do mà không thể nào giải thích được ngoài việc nhằm tiêu diệt tôn giáo tại đây.
Thế nhưng, sau này một số nguồn tin cho chúng tôi biết rằng: Có một nhóm quyền lợi của lãnh đạo Cộng sản và Hà Nội đã đầu tư vào một dự án rất lớn tại Hà Tây, đó là Chùa Hương, nơi được người dân đặt tên là “Công ty Cổ phần Phật giáo Chùa Hương” theo cách gọi dân dã. Hàng năm, số tiền người dân thập phương đến đổ vào đây là con số lớn khủng khiếp.
Người ta còn nhớ, cách đây 7 năm, vào tháng giêng năm 2014, từ Chùa Hương này, Thích Minh Hiền – nhiều người tin là công an – được gọi là sư trụ trì đã chở 1.200 bao tải tiền lẻ đi gửi Ngân hàng Trung ương. Điều đó, chắc đủ để nói lên rằng số lượng tiền của đổ vào đây và lợi nhuận của nhóm quan chức đổ tiền kinh doanh tại đây là con số vô cùng lớn. Chính vì vậy, nhà cầm quyền Hà Nội bằng mọi cách phục vụ nhóm lợi ích này.
Trong khi đó, đám quan chức Hà Nội dù theo cộng sản vô thần, nhưng thực chất là những kẻ buôn thần bán thánh và mê tín số 1. Chính vì sự mê tín, mà khi nghe “thầy” nói rằng: Cây Thánh giá trên núi Thờ của Đồng Chiêm, đã án ngữ phía trước Chùa Hương, sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chùa. Và nhà cầm quyền Hà Nội quyết dùng lực lượng công quyền dẹp bỏ cây Thánh Giá bằng mìn.
Đó là chưa kể thái độ hèn nhát của nhà cầm quyền Hà Nội, đã tiến hành những việc thể hiện vai trò chó săn, là tay sai của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc trong các vụ đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Ngược lại, nhóm Nghị, Thảo và Nhanh tại Hà Nội lại là kẻ đã tổ chức việc chặt hàng ngàn cây xanh ở Thủ đô, đã tạo nên một làn sóng vô cùng phẫn nộ của người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Kết thúc nhiệm kỳ công việc của mình, những kẻ đã trực tiếp gây tội ác với người dân Thủ đô nói riêng và tội ác nói chung thời kỳ này đã nhận những kết quả nhãn tiền.
Phạm Quang Nghị leo lên từ thời Lê Khả Phiêu với nhiều khả năng sẽ được đặt lên chức cao nhất đất nước ở vị trí Tổng bí thư đảng. Thế nhưng, ngay trong những ngày Phạm Quang Nghị cùng bộ sậu tội ác ngồi tổng kết lại vụ cướp đất Thái Hà và Tòa Khâm sứ, thì một trận lụt lịch sử đã đổ xuống Hà Nội là hàng chục người từ lớn đến bé chết oan ức.
Sau hai ngày ngồi họp hành bí mật về vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ, Phạm Quang Nghị mới vào đến Đồng Chiêm, tại đây, Nghị đã phun ra một câu nói ngu xuẩn nổi tiếng: “Tôi xuống hiện trường thì thấy dân cứ ngồi chờ trên cho cái nọ, xin cái kia chứ không chịu đưa sức ra làm”. Câu nói này được phát ra khi người dân đang ngâm da ngâm xương đến chết. Chính câu nói này đã gây phẫn nộ trong dân chúng buộc Nghị phải xin lỗi và đó là chiếc đinh đóng nắp cái quan tài sự nghiệp chính trị của Phạm Quang Nghị.
Cuối đời, Nghị còn bị lật mặt trong việc đưa con rể mình vào cơ quan công an cùng các tướng công an tổ chức đánh bạc công nghệ cao.
Còn Nguyễn Thế Thảo leo lên chức Chủ tịch Hà Nội với danh hiệu “Anh T. 30 tỷ” nói về việc đã hối lộ tận 30 tỷ cho chức này. Nhưng ra về trong sự nhục nhã khinh bỉ để đời của người dân Hà Nội và người ta vẫn nhắc đến Thảo khi nhìn những hàng cây đã bị chặt phá.
Nguyễn Đức Nhanh, sau thời gian làm Giám đốc công an Hà Nội với những tội ác và bàn tay vấy máu dân lành của mình, được đưa ra khỏi vị trí đó lên chức Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh cho đến khi về hưu. Thế nhưng, cuộc đời Nguyễn Đức Nhanh vơ vét được nhiều nhất phải kể đến thời kỳ làm Giám đốc Công an Hà Nội với hàng loạt nhà cửa, khách sạn và các tài sản khác, thì cuối đời vẫn không thoát khỏi những bản án mà chính miệng đời đã kết cho những hành động của mình.
Đứa con trai duy nhất của Nguyễn Đức Nhanh được dân tình đồn thổi rằng đã bị giết chết trong một cuộc trả thù của băng nhóm xã hội đen nào đó. Lời đồn nhanh chóng lan rộng đến mức Nguyễn Đức Nhanh phải lên báo chí nói rằng “gia đình tôi vẫn bình thường”. Nhưng, đó chỉ là lời thanh minh mà không đưa ra được bằng chứng, hình ảnh nào để chứng minh.
Dù có hay không chuyện con trai Nhanh bị giết, thì chính những lời đồn đại đó đã nói lên một sự thật: Cả đời Nguyễn Đức Nhanh đã ăn ở, hành động trong tội ác để đến mức người đời chỉ mong cho Nhanh những điều đau đớn nhất. Nói theo cách của người cộng sản, thì đó là “Ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân” với bản thân Nhanh.
Biết hòa hoãn hơn?
Nguyễn Đức Chung được thừa kế một di sản mà thời Nghị, Thảo và Nhanh để lại với sự bất bình của dân chúng, với những tội ác mà hệ thống chính trị, công quyền và công an đã gây ra với biết bao phẫn nộ.
Chính đó là thời kỳ người dân Hà Nội đã đứng lên. Giáo dân Thái Hà và các giáo xứ khác đã là những người đứng lên một cách anh dũng, đoàn kết và hoàn toàn bất bạo động, tạo ra sự lúng túng cho nhà cầm quyền Hà Nội trước sự thông minh trong các phản ứng của mình. Lần đầu tiên, những cuộc xuống đường theo hàng ngũ chỉnh tề, với băng rôn, khẩu hiệu đầy đủ nói lên ý nguyện của mình, đã hình thành bởi những giáo dân tại đây. Từ đó bắt đầu một thời kỳ mới trong cuộc đấu tranh của người dân bằng những cuộc biểu tình.
Cũng giai đoạn đó, lần đầu tiên những người giáo dân đã dùng mạng xã hội, mạng Internet để đấu tranh với hệ thống tuyên truyền cộng sản khổng lồ.
Ngay sau khi nhận chức Giám đốc Công an Hà Nội, Nguyễn Đức Chung đã có hành động khác với tiền nhiệm.
Trước hết đó là sự hòa hoãn với những nạn nhân mà những kẻ đi trước đã gây ra.
Với giới Công giáo, Nguyễn Đức Chung không tỏ ra căng thẳng đối đầu trong các hành động của mình.
Ngay từ khi lên làm Giám đốc Công an Hà Nội, động tác hòa hoãn đầu tiền của Nguyễn Đức Chung, là cử công an đến canh giữ xe cho Nhà thờ Thái Hà trong các dịp lễ lớn.
Rồi những cuộc thăm viếng, chúc tụng, tặng quà của Nguyễn Đức Chung với những điểm nóng do đám Nghị, Thảo, Nhanh để lại đã phần nào giảm bớt những căng thẳng trước đó.
Thậm chí, Nguyễn Đức Chung còn về tận Châu Sơn, Ninh Bình, thuộc Giáo phận Phát Diệm, nơi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang nghỉ hưu ở đó để thăm ngài. Ngài là nạn nhân của chính quyền Hà Nội thời kỳ tiền nhiệm của Nguyễn Đức Chung khi chúng giở trò khốn nạn đối với ngài.
Món quà mà Nguyễn Đức Chung mang đến, là một cây Oliu được đặt mua từ nước ngoài mang về Việt Nam, trồng trong một chiếc chậu đúc bằng xi măng mang dòng chữ: “Giám đốc Công an Hà Nội kính tặng”.
Buổi thăm viếng được đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tiếp và cảm ơn. Tuy nhiên, món quà thì ngài đã không nhận. Ngài từ chối với lý do: Nếu ngài nhận món quà này, thì ngài sẽ rất khó ăn nói với những tù nhân lương tâm, những người bị oan ức.
Và cây Oliu đó được mang trở về, sau đó, người ta thấy xuất hiện một cây Oliu tương tự ở Tòa TGM Hà Nội rồi chuyển về đặt cạnh ao của xứ Thịnh Liệt.
Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và tưởng niệm Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các chiến sĩ biên giới năm 1979, đám Dư luận viên do Trần Nhật Quang (Quang Lùn) dẫn đầu được sự hướng dẫn và tổ chức của Công an Hà Nội chuyên chống phá, gây sự hỗn láo với những người có tinh thần với Tổ Quốc và nhân dân.
Tất nhiên, việc điều tra thật ra chẳng cần vì ai chẳng biết đó là trò của công an. Nhưng, qua đó, đám Dư luận viên ngu xuẩn đã phải cuốn gói một cách ê chề khỏi những cuộc tưởng niệm của người dân khi đã trực tiếp thấy việc vắt chanh bỏ vỏ của Công an Hà Nội.
Di sản để lại cho Nguyễn Đức Chung còn là vụ Đồng Tâm, một sự kiện nhức nhối bởi bản chất cướp bóc của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân Đồng Tâm xảy ra từ trước đó. Bản chất sự việc cũng chỉ là sự cướp đoạt đất đai như mọi cuộc cướp đoạt khác ở khắp Việt Nam. Những cuộc chiếm cướp này, đa số đều từ những phe nhóm lợi ích trong đảng.
Sự kiện Đồng Tâm bắt đầu từ những năm tháng trước đó cho đến thời điểm khi Bộ Quốc phòng “thu hồi” đất đai không thuộc của mình vào đầu năm 2015, đã bị người dân phản đối quyết liệt. Đỉnh điểm là việc ngày 15/7/2017, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 con tin là công an và cán bộ của Hà Nội.
(Còn nữa)
#ChungCon #NguyễnĐứcChung
Leave a Comment