Bộ Ngoại giao các nước Anh, Pháp, Đức (còn gọi là nhóm E 3) hôm 16/9 đã chính thức gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc (UN), phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này.
Đây là công hàm mới nhất gửi lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia, được bắt đầu từ công hàm của Malaysia gửi UN hồi tháng 12 năm 2019 để đăng ký phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc Biển Đông.
Trong công hàm mới, nhóm E 3 khẳng định việc các quốc gia tuân thủ Công ước về luật biển của UN (UNCLOS), bác bỏ yêu sách đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Nhóm E3 cũng nhấn mạnh “các đòi hỏi (về chủ quyền) liên quan đến quyền lịch sử ở Biển Đông là không đúng với luật quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”, đồng thời khẳng định điều này trong phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.
Anh, Pháp, Đức, trong công hàm này, cũng bày tỏ mong muốn các bên có yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông nên tìm giải pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp trong khu vực theo quy định của UNCLOS.
Nhóm E3 khẳng định rằng mặc dù nhóm nêu lập trường về Biển Đông nhưng không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp về chủ quyền trong vùng nước tranh chấp này.
Hồi tháng 8 năm 2019, nhóm 3 nước cũng đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và ASEAN sớm đạt được một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, hợp tác và dựa trên luật pháp.
Trung Quốc hiện là nước đòi hỏi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Các nước khác cũng có những đòi hỏi về chủ quyền ở đây bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. (RFA)
Trước đó vào ngày 11.9.2020, trong Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ lần thứ nhất được tổ chức theo hình thức trực tuyến, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo một dự án đầu tiên trị giá 153,6 triệu dollar cho sáng kiến hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước tiểu vùng sông Mekong gồm: Myanma, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Trong đó có 55 triệu USD cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới là ma túy và buôn người ; 1,8 triệu USD hỗ trợ Uỷ hội sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách, và một số dự án về quản lý thiên tai, tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về phát triển khu vực Mekong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Tàu cộng phải chịu trách nhiệm về cả vần đề tội phạm và việc thao túng các dòng chảy tự nhiên trên sông Mekong và yêu cầu Trung Quốc phải chia sẻ dữ liệu ở thượng nguồn, bao gồm cả dữ liệu vận hành đập. Hiện có 11 con đập của Tàu xây dựng trên thượng nguồn Mekong mà họ gọi là Lan Thương.
Điều này đã làm cho Trung cộng phẫn nộ. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố đây là âm mưu của Hoa Kỳ nhằm thiết lập một “Biển Đông thứ 2” để chống lại TQ. Trung cộng còn xảo biện rằng việc Tàu xây dựng các đập ngăn dòng Mekong là mang lại lợi ích cho các nước hạ nguồn, ngăn lũ trong mùa mưa và cung cấp nước cho mùa hạn, rằng 18 năm nay Tàu vẫn chia sẻ miễn phí các dữ liệu thủy văn của sông Mekong cho các nước vv…
#biendong #duongluoibo #unclos #mekong
Leave a Comment