Quảng Cáo

Cuộc đua giành chức Tổng Bí Thư

Quảng Cáo

David Hutt (Khánh An dịch -VNTB)

Càng tiến gần tới Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13, danh sách ứng cử viên cho các chức vụ chủ chốt ngày càng thu hẹp.

Hiện đang bước vào giai đoạn cuối vận động bầu cử trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc. Tại sự kiện mỗi năm năm này, 1.600 đại biểu từ khắp cả nước sẽ bầu ra 180 thành viên Ủy ban Trung ương mới và các cơ quan chính trị quan trọng nhất sẽ hoán chủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 1 năm tới, không bị hoãn lại vì dịch bệnh.

Ai trở thành Chủ tịch nước là câu hỏi cấp bách nhất trong thời gian này. Có tin đồn rằng có thể sẽ có hợp nhất vĩnh viễn vị trí nguyên thủ quốc gia và Tổng bí thư. Vào đầu những năm 1990, hệ thống “tứ trụ” được áp dụng để bốn cơ quan chính trị hàng đầu – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – do những người khác nhau đảm nhiệm. Tứ trụ được đưa ra nhằm ngăn chặn sự cai trị độc tài và duy trì sự lãnh đạo dựa trên sự đồng thuận – cái mà Đảng gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhưng vào năm 2018, quy tắc không chính thức này đã bị phá bỏ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang.

Đối với một số chuyên gia, đây trước hết là một động thái của Nguyễn Phú Trọng để đạt được quyền lực tối đa. Cũng có ý kiến cho rằng đây là một trường hợp đáng tiếc, khi một sự thay đổi xảy ra vào lúc giữa các kỳ Đại hội sẽ gây bất ổn cho Bộ Chính trị vốn đã xơ xác. Nhưng việc sáp nhập có ý nghĩa nhất định đối với lợi ích lâu dài của Hà Nội. Rõ ràng Việt Nam đang điều chỉnh lại chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn với các đối tác phương Tây và dân chủ, đã cải thiện đáng kể quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập kỷ qua và đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do quan trọng với Liên minh châu Âu trong năm nay. Tuy nhiên, vấn đề là các chính phủ dân chủ không chắc chắn về cách tiếp xúc với tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất nước.

Về mặt ngoại giao chặt chẽ, tổng bí thư không đại diện cho nhà nước hay chính phủ. Vì vậy, việc các chính phủ phương Tây chào đón người đứng đầu Đảng Cộng sản trong chuyến thăm cấp nhà nước sẽ thể hiện sự chấp nhận ngầm đối với hệ thống độc đảng chuyên chế của Việt Nam – một tình huống mà chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt khi ông Trọng đến thăm Washington vào năm 2015, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng. Để cho tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước giải quyết được vấn đề này. Trên thực tế, cả Lào và Trung Quốc đã hợp nhất các vị trí tương tự từ nhiều thập kỷ trước, điều này cho phép Tập Cận Bình dễ dàng kiểm soát chính sách đối ngoại và làm việc với các chính phủ phương Tây.

Năm sau phải có một tổng bí thư mới, vì ông Trọng sẽ từ chức sau hai nhiệm kỳ. Tháng tới tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương sẽ có quyết đinh về việc này, nếu không (như trước Đại hội toàn quốc cuối cùng vào năm 2016) thì sẽ được bàn bạc một lần nữa tại một phiên họp toàn thể khác được tổ chức chỉ vài ngày trước Đại hội toàn quốc vào tháng Giêng. Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của Trọng và hiện là thư ký Ban Bí thư Trung ương, là ứng cử viên hàng đầu nếu theo ông Trọng lèo lái được trong những tháng tới. Nhưng thủ tướng đương nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc, cũng có nhiều khả năng đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư. Ông Phúc đã cải thiện đáng kể năng lực của Hà Nội trong bốn năm qua và đã giành được nhiều lời tán thưởng vì đã xử lý được đại dịch COVID-19 mà không có tử vong cho đến cuối tháng 7.

Một ứng cử viên khác là Nguyễn Thị Kim Ngân, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Là Chủ tịch Quốc hội từ năm 2016, bà Ngân giữ một trong bốn chức vụ chính trong hệ thống chính trị của Việt Nam – mặc dù một chức vụ thường được coi là ít quyền lực và ít có ý nghĩa nhất trong tứ trụ. Mặc dù bà Ngân được cho là đang tranh cử nhưng có ý kiến ​​cho rằng Đảng cộng sản vẫn chưa sẵn sàng có một nữ Tổng Bí thư. Thật vậy, về điều này, Việt Nam tụt hậu 6 năm so với nước láng giềng cộng sản Lào, nơi bà Pany Yathotou được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội Lào vào năm 2010, trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được một vị trí quyền lực ở Viêng Chăn.

Tuy nhiên, không nên loại bỏ khả năng có một nữ lãnh đạo Đảng. Bà Ngân thật ra đứng thứ hai trong Bộ Chính trị, sau ông Trọng, và là một trong số ít thành viên đã ở bộ chính trị hai nhiệm kỳ, đây là điều kiện tiên quyết cho chức tổng bí thư. Bà Ngân cũng có một bản lý lịch khá dày. Bà là Phó Chủ tịch Quốc hội từ năm 2007 đến năm 2016, khiến bà Ngân có quyền lực cực kỳ cao trong cơ quan lập pháp. Ông Trọng từng là Chủ tịch Quốc hội trước khi ông trở thành tổng bí thư vào năm 2011, vì vậy gần đây đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này. Bà Ngân cũng được coi là người có trách nhiệm. Bà Ngân đã được đề cử làm ứng cử viên Thủ tướng trước Đại hội toàn quốc năm 2016. Ông Carl Thayer xem bà là “một người nổi bật”, người “rất có năng lực làm bộ trưởng” và có quyền lập pháp kinh nghiệm để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Quốc hội dù dù không được giao chức vụ đó,

Điều gì đó có thể có lợi (nhưng có thể không) cho bà Ngân là hơi thiếu tính cách chính trị. Không rõ bà Ngân ở vị trí nào trong Đảng. Bà ấy có phải là một nhà kỹ trị như Phúc, với mục tiêu là nâng cao năng lực của chính phủ? Hay bà ấy thuộc phe Nguyễn Phú Trọng, bị ám ảnh với việc khẳng định lại “đạo đức” và nền tảng tư tưởng của Đảng? Bà ấy có phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc, người muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Washington để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông khỏi âm mưu bành trướng của Bắc Kinh? Hay là bà ấy đứng về phía thực dụng muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên với Bắc Kinh và tạo ra sự cân bằng giữa các siêu cường?

Với cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân không có nhiều cơ hội để thể hiện bản lĩnh của mình. Một trong số ít chuyến thăm ít ỏi của bà ở nước ngoài là đến Trung Quốc vào năm ngoái, nhưng điều này tiết lộ gì về thái độ của bà trong chính sách đối ngoại – mặc dù bà có vẻ là một người ít chống Trung Quốc hơn những người khác trong Đảng. Là người đứng đầu cơ quan bù nhìn, bà Ngân cũng chẳng có lựa chọn để thể hiện mình. Bà Ngân là một trong những người đề xuất dự luật đặc khu và sau đó đã bị chính phủ hoãn một cách bất ngờ vào năm 2018 sau khi các cuộc biểu tình công khai lớn nhất diễn ra. Đây là một sự xấu hổ lớn cho Đảng, và ông Trọng được cho là đã nghi ngờ dự luật.

Nhưng vì bà Nhân không được coi là phe phái nào trong bối cảnh Đảng có khuynh hướng khác nhau, nên bà ấy sẽ là một ứng cử viên lý tưởng nếu tại Đại hội toàn quốc xem sự cân bằng lợi ích được xem là cách tốt nhất để phát triển. Và, giờ vẫn có cách để không về hưu ở tuổi 66. Gần đây đã có quyết định giới hạn về tuổi tác, tức quan chức phải từ chức Bộ Chính trị và các chức vụ cấp cao khi đến tuổi 65, nhưng sẽ được miễn cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 13. Điều đó có nghĩa là Phúc và Ngân, đều 66 tuổi và Vượng, 67 tuổi, đủ điều kiện được bầu. Tuy nhiên, có ý cho rằng giới hạn độ tuổi cũng có thể được không áp dụng cho các chức vụ khác. Điều đó có vẻ khó xảy ra, nhưng Phúc và Ngân có thể được phép tiếp tục ở vị trí hiện tại , vì họ chỉ phục vụ một nhiệm kỳ và nằm trong Bộ Chính trị – và, nếu chẳng theo một luật lệ nào thì có thể bà Ngân sẽ tiếp tục lên làm Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, điều đó khó xảy ra và đối với hầu hết các chuyên gia, Ngân đứng sau Phúc và Vượng. Điều này không phải vì bà Ngân là phụ nữ mà là vì cô ấy thiếu kinh nghiệm hành chính và chính sách đối ngoại như Phúc hay đuọc một người cố vấn đắc lực chống lưng như Vượng. Bà Ngân là người miền Nam và chức vụ Tổng Bí thư hầu như luôn thuộc về người miền Bắc (như Vương). Phúc, người miền Trung sẽ ít gây tranh cãi hơn. Dự đoán của riêng tôi là Vượng sẽ nhận chức tổng bí thư nếu hệ thống “tứ trụ” trở lại, nhưng Phúc sẽ lên nếu có hợp nhất vĩnh viễn hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước, một phần vì Phúc ấy có nhiều kinh nghiệm đối ngoại hơn Vượng. Tuy nhiên, Ngân có khả năng lẻn vào nếu Phúc và Vương được coi là quá gây chia rẽ.

Nếu Ngân không được bầu làm tổng bí thư, thì bà sẽ nghỉ hưu và ra khỏi Bộ Chính trị vào năm tới. Thật vậy, trong số ba ứng cử viên chính, hai người không được chọn có khả năng sẽ nghỉ hưu. Và thì ai sẽ đảm nhận chức Chủ tịch Quốc hội? Một số chuyên gia cho rằng một phụ nữ khác sẽ thay thế chức vụ này để thực hiện cam kết rõ ràng của Đảng về sự bình đẳng. Lê Hồng Hiệp, một thành viên tại Viện ISEAS – Yusof Ishak, đã viết vào tháng 5 rằng người kế nhiệm nà Ngân có thể sẽ là Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận của Đảng, hoặc Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung Ương. Ông Hiệp cho biết nếu đảng muốn duy trì có một đại diện nữ ở tứ trụ, bà Mai sẽ nhận được bầu. Nếu cần kinh nghiệm hơn là bình đẳng giới, ông Chính có nhiều cơ hội hơn./.

Nguồn: https://thediplomat.com/…/three-horse-race-for-vietnams-ne…/

#đảngcsvn #đạihội13

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux