Quảng Cáo

Nhìn Đồng Tâm 2020 nhớ cải cách ruộng đất 1953 – 1956

Quảng Cáo

Nguyen Tien Trung|

Khi nghe ông #Tô_Ân_Xô cáo buộc cụ #Lê_Đình_Kình là “cường hào địa chủ mới” thì tôi liên tưởng ngay tới #Cải_cách_ruộng_đất (CCRĐ) long trời lở đất do đảng #cộng_sản #Việt_Nam tiến hành. Cuộc CCRĐ 1953-1956 đó đã giết hàng trăm ngàn người vô tội chỉ vì bị đảng cộng sản quy là “địa chủ”, “cường hào”, “ác bá”.

Sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt CCRĐ ngày 20/7/1956, #luật_sư tài ba #Nguyễn_Mạnh_Tường đã đọc bài diễn văn bất hủ này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội vào ngày 30/10/1956. Bài diễn văn mang tên: “Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”. Sau bài diễn văn này thì luật sư Nguyễn Mạnh Tường bị đảng cộng sản tước hết mọi chức vụ và sống trong nghèo túng đến hết đời.

Tôi muốn nhắc lại những điểm mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã chỉ ra vì đảng cộng sản Việt Nam hiện tại, qua vụ án #Đồng_Tâm đang xét xử, đã chứng tỏ họ không hề có một chút tiến bộ gì so với thời CCRĐ, nghĩa là những năm 50 của thế kỷ trước.

Ba sai lầm của đảng cộng sản mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã chỉ ra là:

1- Quan điểm ta, địch, bạn, thù của đảng cộng sản rất mơ hồ;
2- Đảng cộng sản bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý;
3- Đảng cộng sản bất chấp chuyên môn.

Sai lầm thứ nhất của đảng #cộng_sản là mơ hồ địch ta bạn thù trong vụ #Đồng_Tâm

Những người nông dân chân chất ở Đồng Tâm là những công dân Việt Nam, là thành phần cơ bản của Nhà nước theo Hiến pháp do chính đảng cộng sản ban hành là “liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân”.

Cụ #Lê_Đình_Kình là đảng viên lão thành và chưa hề bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản. Vậy thì tại sao một lão nông đảng viên cộng sản lại biến thành “cường hào địa chủ mới”? Tại sao đảng cộng sản lại huy động một lực lượng cảnh sát cơ động trang bị hùng hậu tấn công vào một làng quê của Việt Nam? Không lẽ chỉ vì cụ Kình lãnh đạo dân Đồng Tâm giữ đất đai cày cấy thì bỗng chốc trở thành kẻ thù của đảng cộng sản?

Sai lầm thứ hai của đảng cộng sản là bất chấp #pháp_luật, lấy #chính_trị lấn át pháp lý

Bản thân việc ông #Tô_Ân_Xô phải sử dụng phương pháp đấu tố thời #Cải_Cách_Ruộng_Đất, quy kết cho cụ Kình là “cường hào địa chủ mới”, ngầm ý cho rằng cụ Kình đáng bị giết, là đã hoàn toàn sai.

Việc báo chí do đảng cộng sản chỉ đưa ra những bài viết quy kết bất lợi cho nông dân Đồng Tâm, định hướng dư luận bằng chính trị, bằng báo chí độc quyền, kết tội dân Đồng Tâm trước khi phiên toà diễn ra đã cho thấy đảng cộng sản dùng quyền lực chính trị để bỏ qua pháp lý.

Sai lầm thứ ba của đảng #cộng_sản là bất chấp chuyên môn về #pháp_luật

Tôi trích lại lời của luật sư #Nguyễn_Mạnh_Tường:

“Môt nguyên tắc thứ ba là muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai một cách cụ thể, rõ ràng, chắc chắn. Một nhân chứng thôi chưa đủ, ít ra cũng phải có hai nhân chứng cung khai phù hợp với nhau mới được coi là đáng kể. Cung khai của các nhân chứng phải ăn khớp với nhau và trong quá trình phạm pháp các tang vật thu được phải có tác dụng hợp lý, sát hợp với kết quả do cuộc điều tra mang lại.

Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Toà phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước toà, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo dõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên toà trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước toà thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ.”

Tại phiên toà xét xử dân #Đồng_Tâm đang diễn ra. Các nguyên tắc căn bản này của luật pháp đều bị chà đạp. Lời khai nhận tội của các bị cáo không khớp với hiện trường. Họ bị báo chí nhà nước khép tội khi chưa diễn ra phiên toà. Họ không được tiếp xúc với luật sư. Họ bị tra tấn. Ngay cả luật sư bào chữa cho họ còn bị côn đồ đe dọa thì có gì để nói nữa?

Như thế, sau gần 70 năm từ Cải Cách Ruộng Đất, ngành tư pháp Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, vẫn đang giậm chân tại chỗ, chỉ vì một nền tư pháp bảo vệ công lý sẽ không thể bảo vệ được cho quyền lực và lợi ích của đảng cộng sản./.

Tham khảo:
GS Nguyễn Mạnh Tường – Nhà khoa học thông thái và yêu nước
https://hnue.edu.vn/…/GSNguyenManhTuong-Nhakhoahocthongthai…

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường: Nhà biện lý đáng gờm
http://antgct.cand.com.vn/…/Giao-su-Nguyen-Manh-Tuong-nha-…/

#Đồngtâm

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux