Người viết: Anh Hoàng – Trang Vũ
Đa đảng đang là hình mẫu chính trị phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện nay chỉ còn các nước là CuBa, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Eritrea, Turkmenistan và Việt Nam còn tiếp tục giữ mô hình đơn Đảng. Mới đây, vấn đề độc Đảng và đa Đảng lại được đưa ra tranh luận khi Tiến sĩ Vũ Thị Nghĩa lại tuyên bố: “Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hoàn toàn không phải sự áp đặt từ phía Đảng hay một lực lượng chính trị nào khác mà chính là sự lựa chọn của dân tộc, của nhân dân. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam cho phép khẳng định: Ở Việt Nam không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng.”
Nói “Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hoàn toàn không phải sự áp đặt từ phía Đảng” như bà Vũ Thị Nghiã là hoàn toàn vô lý bởi vì việc người dân lập những đảng phái khác nhau để tranh đấu cho quyền lợi của họ là điều hoàn toàn tự nhiên, và họ chỉ không thể lập đảng khi bị cấm đoán bởi đảng duy nhất đang nắm quyền.
Để thấy đa Đảng hay một Đảng là tốt hơn thì cần phải phân tích ở nhiều khía cạnh chứ không đơn thuần vì lợi ích cá nhân hay nhóm mà kết luận vội vã được. Theo như Karl Marx (Các Mác) ông tổ của chủ nghĩa cộng sản người góp phần tạo nên chế độ Cộng Sản ở nhiều q uốc gia cũng phải thừa nhận mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại hai mặt, dưới những biến đổi từ nội tại hoăc các yếu tố bên ngoài sẽ dẫn đến sự thay thay đổi, chuyển hóa của một sự vật hiện tượng. Đó là nguồn gốc, cách thức và khuynh hướng của sự phát triển. Điều này được thể hiện rất rõ theo ba quy luật của phép biện chứng duy vật của Mác – Lê Nin.
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng – chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Do đó, mô hình độc Đảng sẽ thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề khi dễ dàng hơn vì không có sự chống đối từ cộng đồng. Ngược lại, trong tình trạng đa Đảng, việc giải quyết vấn đề của chính phủ có thể sẽ chậm chạp hơn vì tiến trình thảo luận, thương lượng với những đảng đối lập. Tuy nhiên, mô hình độc đảng có nhiều hạn chế rất lớn. Cụ thể, hiện nay sự dân chủ không hề tồn tại ở các nước độc đảng khi bất kì ai có ý kiến hay bất đồng về quan điểm chính trị, các vấn nạn về kinh tế, giáo dục, y tế đều bị xếp vào có tội chống phá nhà nước, bị ngồi tù nhiều năm. Những người không phải đảng viên cực kì khó để tham gia chính trị và có tiếng nói trong quốc hội.
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ không thể ứng cử quốc hội vì bất đồng chính kiến năm 2006
Nguyễn Hòa Bình là đại biểu quốc hội và chánh án tòa án – Vừa đá bóng vừa thổi còi
Tại các quốc gia này, không tồn tại sự công bằng pháp luật khi không có sự tách biệt giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp. Kết quả, tình trạng lợi ích nhóm, bao che, tham nhũng đang là vấn nạn ở các quốc gia này, đó là hệ quả tất yếu của mô hình độc Đảng chuyên quyền và độc tài. Theo quy luật phủ định của Các Mác việc sang mô hình đa Đảng là tất yếu, nếu không chế độ sớm muộn cũng bị chấm dứt.
#đađảng #độcđảng #VũThịNghiã
Leave a Comment