Người viết: Trang Vũ
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sinh ra trong một gia đình theo nghiệp chính trị. Ông ngoại của ông là Nobusuke Kishi thủ tướng Nhật Bản từ năm 1957 đến 1960. Ngày 14 tháng 7 năm 2006, ông Abe được nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiệm kì này chỉ kéo dài trong vòng một năm, ông từ chức vì lý do sức khỏe. Vào ngày 26 tháng 12 năm 2012 ông tái đắc cử lần hai vào vị trí thủ tướng. Trong nhiệm kì 8 năm từ 2012-2020, ông đã để lại những dấu ấn đậm nét ở vị trí của mình. Đầu tiên là Chiến lược kinh tế của ông, được gọi là Abenomics. Ông thực hiện chính sách nới rộng chính sách tiền tệ khuyến khích tiêu dùng chấm dứt tình trạng giảm phát trong nhiều thập kỉ của Nhật, giúp các doanh nghiệp Nhật giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thứ hai tăng chi tiêu chính phủ góp phần thúc đẩy kích cầu trong ngắn hạn. Cuối cùng, mở rộng hợp tác thương mại quốc tế với các hiệp đinh tự do như CPTPP (hiệp định tự do thương mại toàn diện xuyên Châu Á Thái Bình Dương), hiệp định thương mại Eu – Nhật Bản. Ngoài ra ở khía cạnh giáo dục, ông khuyến khích chào đón du học sinh quốc tế để gia tăng nguồn thu từ giáo dục, khuyến khích học Tiếng Anh ở các trường đại học, khuyến khích phụ nữ đi học và đi làm.
Điểm nhấn chú ý ở chính sách quốc phòng an ninh, vào tháng 7 năm 2014, nội các Abe đã quyết định giải thích lại hiến pháp của Nhật Bản để cho phép quyền “Tự vệ tập thể”. Điều này sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ hỗ trợ và bảo vệ một đồng minh đang bị tấn công. Điều này giúp Nhật Bản có thể gây sức ép lên Trung Quốc tại biển Hoa Đông cũng hợp tác quân sự để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.
Ông Shinzo Abe không giấu được nỗi buồn khi tuyên bố từ chức Thủ tướng Nhật Bản chiều 28-8
Trước khi từ chức vào ngày 28 tháng 8 năm 2020, ông đã làm việc liên tục 147 ngày tương đương năm tháng không nghỉ. Tại họp báo, ông Abe cho biết sức khỏe của ông đã bắt đầu suy giảm vào khoảng giữa tháng trước. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết ông không muốn bệnh tình của mình dẫn tới những sai lầm trong quá trình đưa ra các quyết định chính sách quan trọng. Ông Abe nói rằng ông xin lỗi người dân Nhật Bản “từ tận đáy lòng” vì không thể làm tròn nghĩa vụ của mình.
Tất cả những gì ông làm vì lợi ích quốc gia điều này trái ngược với một só chính trị gia Việt Nam đang hành động vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích quốc gia.
Điển hình như ông Nguyễn Đức Chung cựu chủ tịch thành phố Hà Nội vì muốn thu lợi cá nhân mà ngăn cản công ty Nhật Bản tiếp tục làm sạch sông Tô Lịch vì muốn công ty con trai mình là Nguyễn Đức Hạnh được độc quyền bán chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ông Đinh Nho Hậu được tiếp tục bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh sau 2 nhiệm kỳ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng họp Quốc hội ngày 20/5
Nhiều quan chức Việt Nam cố gắng bám trụ làm việc vì tham quyền, tham chức chứ không hề vì lợi ích quốc gia. Mặc dù sức khỏe không còn tốt nhưng tiếp tục làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đáng buồn thay.
#ShinzoAbe #NguyễnPhúTrọng #NguyễnĐứcChung
Leave a Comment