Những ngày đất nước chiến tranh kéo dài cho tới những ngày trước năm 1986, nước Việt Nam, dù chia làm hai vùng lãnh thổ với hai chế độ, vẫn luôn có đa đảng hoạt động.
Đặc biệt trong chế độ VNCH còn có chế định cấm phổ biến chủ nghĩa cộng sản và cũng cấm sự độc tài mà ấn định sự đa đảng ngay trong Hiến pháp.
Chỉ tới năm 1992, Việt Nam khi đã hợp nhất mới có bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận sự lãnh đạo và duy nhất của Đảng cộng sản, được đổi tên từ Đảng lao động. Đây là dấu mốc đánh dấu sự độc quyền chính trị một cách chính thức của đảng này.
Tuy nhiên, Hiến pháp không phải là cố định bất di bất dịch và đảng phái cũng chỉ là một tổ chức, đáng ra nó không có quyền đứng trên lãnh đạo nhà nước chứ không ai trao cho tổ chức đó quyền tuyên bố chỉ một mình nó có thẩm quyền để chấp nhận hay không chấp nhận sự đa nguyên (đa đảng) chính trị và đa dạng tư tưởng.
Không hiểu bà ta có đọc Hiến pháp và các Công ước về dân quyền và nhân quyền mà Việt Nam tham gia? Rõ ràng quyền lập hội, lập đảng là một quyền chính trị và quyền con người cơ bản. Nó được ghi rõ trong các văn kiện pháp lý của các khối quốc tế và luật quốc tế.
Cũng giống như công đoàn độc lập, ban đầu, đảng cộng sản cũng không cho tồn tại quyền này đối với công nhân mà chỉ được thông qua công đoàn do chủ doanh nghiệp thành lập và trực thuộc Công đoàn Việt Nam. Nhưng đến nay, khi than gia vào CPTPP thù Đảng cộng sản đã phải chấp thuận điều kiện cơ bản này để hội nhập và khối liên minh kinh tế quốc tế này.
Đảng cộng sản, thông qua một tiến sỹ chính trị chuyên chính cộng sản, không có kiến thức cơ bản về dân quyền và nhân quyền, tuyên bố sự đại diện cho nhân dân và dân tộc để khẳng định sự độc quyền chính trị và độc tôn quyền lực của Đảng cộng sản, và từ đó phủ nhạn mọi quyền cơ bản khác của người dân.
Nhân dân có quyền lập đảng, lập hội không? Có.
Việc lập đảng chính trị có phù hợp với các quy định pháp lý của quốc tế (Liên Hiệp quốc) về các quyền dân sự và chính trị không? Có.
Việc Đảng cộng sản nắm giữ toàn bộ quyền lực (lãnh đạo) nhà nước và cả hệ thống báo chí, tuyên bố không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng, có tước bỏ đi quyền cơ bản quyền chính trị của công dân không? Có.
Vế không cần đa đảng, điều này có thể đúng trên quan điểm và lập trường của Đảng cộng sản, vì họ đang nắm quyền độc tôn, không ai muốn chia sẻ cho bất kỳ tổ chức nào khác. Nhưng vế không chấp nhận thì họ lại không có quyền, mặc dù họ đang có sức mạnh để đưa ra tuyên ngôn đó một cách không công bằng và hoàn toàn độc đoán.
Luật pháp, bao gồm Hiến pháp, cũng là một khế ước xã hội, và xã hội khi thay đổi cơ bản cấu trúc của nó, thì những bản Hiến pháp cũng sẽ thay đổi để phù hợp với thực tế của nó. Đây chính là nội dung của phép biện chứng duy vật của Marx.
Nhưng như đã phải nói, dù có bất cứ sự thay đổi (biểu hiện) nào diễn ra, nhưng có thể thấy chúng có dẫn tới sự thay đổi có tính bản chất hay không, ta dựa vào tính biểu trưng của nó – triều đình nào cũng chỉ có một vua, nên chỉ có một đảng thì có khác gì vị vua thực hiện quyền chuyên chính của mình.
Luật Trưng cầu ý dân, với những vấn đề trọng đại, đặc biệt liên quan tới việc định đoạt quyền lực của mình chưa khi nào được áp dụng.
Ngay cả là một tiến sỹ chính trị hậu bối của Marx, cô ta cũng đã quên mất một phác hoạ nghiêm túc của Marx, về việc nhà nước cũng tiêu biến, và khi đó thì chẳng cần tới sự tồn tại của bất cứ đảng chính trị nào.
Nhưng Marx cũng viết về sự đấu tranh của các mặt đối lập để sự vật có thể phát triển, nhưng đáng tiếc, cô ta đã đứng ra để triệt tiêu một nguyên lý hết sức quan trọng của Marx, người mà họ tôn thờ và luôn giơ ra làm biểu tượng trước bất cứ quan điểm nào đến từ những người khác./.
#chedocsvn #doctaitoantri
Leave a Comment