The Epochtimes – Anh Khoa dịch – (VNTB) – Năm 2020 đã đánh sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong “chiến tranh lạnh” giữa Hoa Kỳ và chế độ cộng sản Trung Quốc.
Sau các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với những người vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, thì tiếp đến loại bỏ quy chế tối huệ quốc của Hồng Kông và chính thức phủ nhận quyền bá chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Biển Đông. Và giờ đây, xung đột ngày càng gia tăng với việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, và các tuyên bố liên tiếp về chính sách Trung Quốc của các quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ. Tất cả những sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ.
Nhưng có những cách nào để hạ bệ ĐCSTQ? Chắc chắn là có. Và tôi tin rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nhận thức được điều đó từ lâu.
Gỡ tường lửa Internet
Trước tiên, hãy phá bỏ Vạn lý tường lửa của ĐCSTQ để đem lại tự do internet cho người dân Trung Quốc.
Vào giữa những năm 1990, khi Trung Quốc kết nối với internet toàn cầu, thì việc giám sát và phong tỏa được tiến hành gần như đồng thời. Tường lửa của ĐCSTQ với tên gọi “dự án lá chắn vàng” từ lâu đã khét tiếng. Ngoài ra, vào ngày 1 tháng 6 năm 2017, luật an ninh mạng hà khắc của Bắc Kinh đã được thực thi để chặn VPN, xóa bài đăng, cấm người dùng và bắt người. Trung Quốc đã trở thành “nhà tù” số một thế giới.
Bức tường lửa của ĐCSTQ không chỉ tước đi quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân Trung Quốc mà còn gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thế giới.
Một bài báo kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ do Đài phát thanh France Internationale xuất bản vào ngày 11 tháng 11 năm 2019 đã chỉ ra rằng, nếu thế giới không nhận thấy rằng Bức tường Berlin hữu hình đã biến thành một thứ vô hình thậm chí còn nguy hiểm hơn tường lửa (internet) ở Trung Quốc, thì mọi lời hùng biện về tự do đều vô nghĩa.
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến đại dịch corona hoành hành trên khắp thế giới là sự che giấu và gian lận cũng như phong tỏa internet của ĐCSTQ. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đều đồng thuận về điểm này và Hoa Kỳ không còn có thể bỏ qua bức tường lửa của ĐCSTQ.
Michael Pack, lãnh đạo mới của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM) vào tháng trước ngay lập tức sa thải lãnh đạo cao nhất tại các cơ quan thông tấn báo chí, chẳng hạn như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự do, những nơi được cho là bị ĐCSTQ thâm nhập nghiêm trọng. Người phát ngôn của USAGM cho biết, “Ông Pack hiểu rõ quy mô và bản chất của mối đe dọa do những người phản đối quyền tự do ngôn luận gây ra, và đó chính là lý do tại sao ông ấy coi việc tăng cường vượt tường lửa là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình tại USAGM. ”
Người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh và cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon đã nói rõ trong chương trình phát sóng “Đại dịch EP166” rằng việc phá bỏ bức tường lửa là giai đoạn đầu tiên để tiêu diệt ĐCSTQ và bắt đầu giải phóng người dân Trung Quốc.
Trong chương trình ngày 8 tháng 5, Bannon đã phỏng vấn Michael Horowitz, Giám đốc điều hành của Tổ chức Sáng kiến Thế kỷ 21 và là cựu cố vấn của Văn phòng Quản lý và Ngân sách thuộc Chính quyền Reagan. Horowitz tuyên bố, “Việc vượt qua bức tường lửa của Trung Quốc là khả thi về mặt công nghệ, sẽ không tốn nhiều tiền, nhưng sẽ cần nhiều nỗ lực như dự án vũ khí nguyên tử Manhattan.”
Horowitz tiếp tục nói: “Hoa Kỳ đã giao cho các chuyên gia công nghệ thông tin và bảo mật máy tính chủ chốt của một trường Đại học lớn của Mỹ để làm việc với… Bộ Ngoại giao hoặc Hội đồng Thống đốc Phát thanh Truyền hình. Các chuyên gia và chính phủ tin rằng cơ hội là rất lớn và chúng tôi có thể phá bỏ bức tường lửa trước cuộc bầu cử. “
Theo Horowitz, Hoa Kỳ có ngân khoản không giới hạn từ các tài khoản trị giá ba tỷ đô la để phá bỏ bức tường lửa.
Có một thứ khác liên quan đến việc tháo dỡ tường lửa của ĐCSTQ. Vào ngày 13 tháng 6, SpaceX đã hoàn thành vụ phóng Starlink thứ chín, mang theo 58 vệ tinh băng thông rộng Starlink. Theo trang tin thiên văn Space.com, mục tiêu của dự án SpaceX’s Starlink là cung cấp cho người dùng trên khắp thế giới khả năng truy cập Internet tốc độ cao, liên tục. SpaceX có kế hoạch đạt được điều này bằng cách phóng một loạt các vệ tinh internet băng thông rộng. Người dùng trên mặt đất sau đó sẽ vận hành một thiết bị đầu cuối nhỏ – không lớn hơn máy tính xách tay – để truy cập internet.
Thành tích này rất có thể trở thành dấu chấm hết cho tường lửa của ĐCSTQ.
Nhìn chung, việc phá vỡ tường lửa của Trung Quốc về mặt kỹ thuật là rất hợp lý bằng phần mềm vượt tường lửa, chẳng hạn như Freegate và Wujie. Đây chỉ đơn thuần là một quyết định chính trị
Ví dụ, dưới thời chính quyền Obama, vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, Tờ Thời báo New York tuyên bố rằng Washington đã quyết định trả đũa việc Trung Quốc tấn công máy tính chính phủ và thông tin của 21,5 triệu người. Việc theo đuổi tự do internet nằm trong phạm vi trả đũa.
Ngoài ra, vào năm 2016, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) lần đầu tiên liệt việc kiểm duyệt internet của Trung Quốc như một rào cản thương mại. Vào năm 2018, USTR đã báo cáo với Quốc hội về sự tuân thủ WTO của Trung Quốc, nói rằng ĐCSTQ tham gia vào “việc ngăn chặn trên diện rộng các trang web hợp pháp [đang] ảnh hưởng đến việc kinh doanh có trị giá hàng tỷ đô la”.
Tuy nhiên, vẫn chưa thấy có hành động cụ thể.
Việc hạ gục Vạn lý Tường lửa sẽ mang lại thay đổi lớn cho Trung Quốc. Như một cư dân mạng đã nhận xét, “Hãy để phần còn lại cho người Trung Quốc, miễn là bức tường lửa được tháo dỡ.”
Xử phạt những ai vi phạm nhân quyền
Cách thứ hai để hạ bệ ĐCSTQ là công khai và trừng phạt toàn diện các quan chức cộng sản Trung Quốc vi phạm nhân quyền bằng cách đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.
Trách nhiệm giải trình, khả năng buộc các cá nhân vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự quốc tế. Che đậy tội ác cá nhân dưới lý do mệnh lệnh của cấp trên, lợi ích quốc gia, hệ thống thể chế, … là hoàn toàn sai. Áp dụng nguyên tắc này, việc trừng phạt toàn diện các quan chức ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền của họ sẽ mang lại kết quả to lớn.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2016, “Đạo luật Nhân quyền Magnitsky toàn cầu” đã ban hành và vào ngày 21 tháng 12 năm 2017, Hoa Kỳ đã sử dụng đạo luật này để áp dụng các biện pháp trừng phạt ông Gao Yan, cựu trưởng công an quận Triều Dương của Bắc Kinh vì gây ra tử vong cho một nhà hoạt động bị giam giữ. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trump thực hiện loại hành động cụ thể này để đáp lại tình trạng lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2017, Tổng thống Trump đã ký “Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt”. Bộ Ngoại giao đã sử dụng đao luật này lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 9 năm 2018 để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị của Trung Quốc (EDD), chi nhánh quân sự chịu trách nhiệm về vũ khí và thiết bị, và giám đốc Li Shangfu, vì đã tham gia vào “các giao dịch quan trọng” với Nhà xuất khẩu vũ khí Nga.
Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông năm 2019 là một đạo luật khác của Hoa Kỳ để xử phạt tội phạm ĐCSTQ bằng cách áp đặt “các biện pháp trừng phạt ngăn chặn tài sản và thị thực đối với những người nước ngoài chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Hồng Kông”.
Năm nay, Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2020 và Đạo luật Tự trị Hồng Kông 2020, đã đặt nền tảng pháp lý cho các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với những người vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.
Về mặt thực thi pháp luật, vào ngày 9 tháng 7, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xử phạt bốn quan chức chính phủ đương nhiệm hoặc cựu quan chức chính phủ liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Những người bị trừng phạt là Chen Quanguo, Bí thư Đảng Cộng sản Tân Cương, và Zhu Hailun, cựu Phó Bí thư Đảng ủy Tân Cương, Sở Công an Tân Cương , cũng như Giám đốc và Bí thư Đảng Cộng sản hiện tại của Sở Công an Tân Cương, Vương Minh Sơn, và cựu Bí thư Đảng ủy Sở Công an Tân Cương, Hoắc Lưu Quân.
Hành động này được thực hiện theo Sắc lệnh hành pháp (E.O.) 13818, “Phong tỏa tài sản của những người có liên quan đến việc lạm dụng hoặc tham nhũng nhân quyền nghiêm trọng”, được xây dựng và thực hiện dựa trên Đạo luật nhân quyền Magnitsky toàn cầu.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng đưa ra các hạn chế bổ sung về thị thực đối với Chen Quanguo, Zhu Hailun và Wang Mingshan, và các thành viên gia đình của họ.
Các biện pháp trừng phạt được áp đặt theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, cho phép chính phủ Hoa Kỳ nhắm mục tiêu vào những người vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới bằng cách đóng băng bất kỳ tài sản nào của họ ở Hoa Kỳ, cấm đi đến Hoa Kỳ và cấm người Mỹ kinh doanh với họ.
Vào ngày 7 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo cũng đã thông báo việc thực hiện các hạn chế thị thực đối với các quan chức ĐCSTQ từng “tham gia nhiều vào việc xây dựng hoặc thực thi các chính sách liên quan đến việc cho người nước ngoài đến các khu vực Tây Tạng”, theo Quyền tiếp cận đối ứng đối với Đạo luật Tây Tạng năm 2018.
Trước đó, vào ngày 26 tháng 6, ông Pompeo đã công bố hạn chế về thị thực đối với các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức ĐCSTQ, những người được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa, làm suy yếu mức độ tự trị của Hồng Kông. Các hạn chế về thị thực là lời hứa của Tổng thống Trump trong việc trừng phạt các quan chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm việc hạn chế các quyền tự do của Hồng Kông và hạn chế này đã được ban hành trước khi ĐCSTQ công bố toàn văn luật an ninh quốc gia Hồng Kông.
Và thậm chí trước đó, vào ngày 11 tháng 6, các thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Ủy ban Nghiên cứu đối ngoại và an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa đã khuyến nghị Bộ Ngân khố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các lãnh đạo chủ chốt của ĐCSTQ, bao gồm Luo Huining, giám đốc văn phòng liên lạc Hồng Kông, Han Zheng, một thành viên của Bộ Chính trị và cũng là “người” của Tập Cận Bình về các vấn đề Hồng Kông, Xia Baolong, chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Ma Cao, và những người khác.
Các ví dụ trên cho thấy chính quyền Trump đã tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với những kẻ vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Hiệu quả và tác động đối với các nhà độc tài cộng sản và những người theo họ là khôn lường.
Thoái Đảng và Cấm nhập cảnh
Cách thứ ba để hạ bệ ĐCSTQ là cấm tất cả các đảng viên ĐCSTQ vào Hoa Kỳ trừ khi họ công khai tuyên bố thoái đảng.
Vào ngày 15 tháng 7, một bài báo của tờ Thời Báo New York Times cho biết : “Chính quyền Trump đang xem xét một lệnh cấm đến Hoa Kỳ đối với các đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ”.
Theo bài báo: “Tuyên bố của tổng thống, vẫn còn ở dạng dự thảo, cũng có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực của các đảng viên và gia đình của họ đã ở Hoa Kỳ, dẫn đến việc họ bị trục xuất. … Theo ước tính, nếu tính cả các đảng viên cũng như gia đình của họ, lệnh cấm có thể cấm khoảng 270 triệu người đến Hoa Kỳ.
Ngày hôm sau, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo về lệnh cấm, “Tôi không có thông báo nào về điều đó, nhưng hãy yên tâm rằng chúng tôi xem xét mọi lựa chọn liên quan đến Trung Quốc.”
Lệnh cấm đi lại đã làm phiền lòng ĐCSTQ và tạo ra sự hoảng loạn lớn trong chế độ cộng sản.
Người dân Trung Quốc đã được khích lệ và vui mừng rất nhiều. Các cư dân mạng đại lục không chỉ ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua lệnh cấm này, họ còn đưa ra những gợi ý để Trump tăng lệnh trừng phạt. Trong Google tiếng hoa, cụm từ “thoái đảng” đã tăng vọt.
Nhìn chung, người ta dự đoán rằng hậu quả của lệnh cấm đi lại như vậy sẽ là cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc tệ hơn.
Luật Di trú hiện hành của Hoa Kỳ cấm các đảng viên cộng sản nhập cư vào Hoa Kỳ, nhưng không cấm các đảng viên cộng sản nhập cảnh vào nước này.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ gần đây đã bắt đầu áp dụng các hạn chế về thị thực đối với một số công dân Trung Quốc, bao gồm các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã tham gia đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Hoa Kỳ và một số nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc “vi phạm nhân quyền, Chẳng hạn như Huawei.
Vào đầu tháng 6, Hoa Kỳ cũng đã thông báo rằng họ sẽ không cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài liên quan đến quân đội Trung Quốc, và thị thực đã được cấp cũng sẽ không còn hiệu lực. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và thị thực đối với các quan chức ĐCSTQ liên quan đến việc đàn áp tự do của Hồng Kông.
Về hoạt động, không khó để cấm đảng viên đảng cộng sản nhập cảnh. Chính quyền Trump đã phân biệt ĐCSTQ với người Trung Quốc. Điểm quan trọng bây giờ nằm ở việc chính quyền Trump thừa nhận bản chất của ĐCSTQ và nắm bắt cơ hội cũng như thời điểm. Khi động thái này được thực hiện, sẽ tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Mấu chốt cho sự thành công của ba phương pháp là thúc đẩy sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc là nhân vật chính trong việc lật đổ chế độ cộng sản Trung Quốc. Các chính trị gia Hoa Kỳ đã nói rất rõ ràng rằng: ĐCSTQ không sợ Hoa Kỳ, mà sợ người dân Trung Quốc. Cả ĐCSTQ và Hoa Kỳ đang tranh nhau chiếm cảm tình của người dân Trung Quốc.
Nếu người dân Trung Quốc không thức tỉnh, thì không ai có thể cứu họ. Sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ và lực lượng công lý của cộng đồng quốc tế không thể thay thế ý chí tự giúp mình của người dân Trung Quốc.
Điều đáng khích lệ là hơn 360 triệu công dân Trung Quốc đã tuyên bố công khai rằng họ đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới như Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong. Sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc và những hành động ủng hộ từ cộng đồng quốc tế sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử cho Trung Quốc và thế giới.
Leave a Comment