Hoàng Văn Hoan là một người cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh. Thời ông Hồ Chí Minh còn sống, chủ trương của ông ta là thân Tàu, và Hoàng Văn Hoan cũng vậy. Cả hai cùng là nhóm nhận nhiệm vụ từ Bắc Kinh và triển khai ở Việt Nam. Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Lê Duẩn lên nắm vị trí lãnh đạo đảng và ông Hồ Chí Minh dần mất quyền lực. Vào cuối thập niên 60 thì quyền lực đã nằm gọn trong tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ và Hồ Chí Minh chỉ còn là biểu tượng.
Sau khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, thì Lê Duẩn ngày càng mâu thuẫn với Tàu Cộng và tất nhiên, một kẻ thân Tàu như Hoàng Văn Hoan cũng ngày càng thất sủng. Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của ĐCS Việt Nam năm 1976, Lê Duẩn loại Hoàng Văn Hoan ra khỏi ban chấp hành trung ương. Và năm 1979, chiến tranh Việt Trung nổ ra, biết hết đất sống nên Hoan đã nhanh chân trốn sang Tàu tị nạn. Đáp lại, ông Lê Duẩn cho bãi bỏ hết các chức vụ của ông Hoan trong đảng và trong nhà nước. Và đến ngày 26 tháng 6 năm 1980, theo lệnh của Lê Duẩn, chính quyền CS tuyên án tử hình vắng mặt ông này vì tội phản quốc.
Hoàng Văn Hoan phiên âm Tiếng Tàu là Huang Wenhuan, tuy nhiên, sau đó ông ta vứt bỏ tên Việt và đổi thành Li Guanghua. Li Guanghua sống ở Bắc Kinh và mất vào ngày 18 tháng 5 năm 1991 ở tuổi 86. Lễ an táng của Li lúc đó có rất nhiều tai to mặt lớn của Tàu Cộng tham dự gồm: Giang Trạch Dân – Tổng bí thư ĐCS Tàu, Dương Thượng Côn – chủ tịch nước của Tàu Cộng, Lý Bằng – thủ tướng Tàu, Vạn Lý – Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân, Kiều Thạch – Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân, Tống Nhiệm Cùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và rất nhiều quan chức cấp thấp hơn đến tham dự.
Li Guanghua được chính quyền CS Tàu cho ưu ái an táng tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn – Bắc Kinh, nơi mà chỉ dành cho các quan chức cấp cao trong ĐCS Tàu mà thôi, nó tương tự Nghĩa Trang Mai Dịch ở Hà Nội vậy. Trên mộ của Hoàng Văn Hoan, chính quyền Tàu Cộng cho ghi những dòng chữ trang trọng có nội dung như sau: “Mộ đồng chí Hoàng Văn Hoan – Nhà cách mạng lão thành Việt Nam – Người bạn lâu năm kính trọng của Nhân dân Trung Quốc”.
Vâng! Đó là một hình mẫu về một tội đồ dân tộc Việt Nam nhưng lại là kẻ có công với giặc Tàu. Ông Hoàng Văn Hoan là một người thuần phục tàu nhưng đã thất bại. Ông ta không thể cắt đất nhượng biển cho Tàu, ông ta không thể đưa ĐCS Việt Nam trở lại trong tay Tàu Cộng mà cuối cùng phải trốn chạy một cách khốn nạn. Ấy vậy mà ông ta cũng được Tàu ghi ơn, bởi đơn giản tuy thất bại nhưng tấm lòng của ông ta với quan thầy thì không thể phủ nhận. Thế thì câu hỏi đặt ra là, với những người mà đã đưa Việt Nam trở vào vòng tay Tàu Cộng thành công, rồi xóa bỏ Công Ước Pháp – Thanh để lập lại hiệp ước khác nhằm cắt chủ quyền Việt Nam trao tay Tàu thì Tàu sẽ đối xử với họ thế nào?! Chắc chắn “công ơn” của những người này đối với Tàu Cộng không nhỏ hơn công ơn của Hoàng Văn Hoan được.
Những người có “công lớn” đưa Việt Nam trở lại vòng tay Tàu Cộng đó là Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng. Còn người có “công lớn” cắt đất nhượng cho giặc là Lê Khả Phiêu với “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền” năm 1999 và “Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ” năm 2000. Đấy là những kết quả có lợi rất lớn cho Tàu Cộng, tuy nhiên Tàu Cộng không thể tung hô những con người này như tung hô Hoàng Văn Hoan được, vì sao? Vì đơn giản, những con người này đang được bang tuyên giáo CS dùng để tô vẽ thành những con người “có công lớn với đất nước” nhằm tiếp tục lừa mị trăm triệu dân Việt nên họ không thể ghi ơn những kẻ này như Hoàng Văn Hoan được vì bất tiện.
Hôm qua, Tập Cận Bình cũng đã gởi điện chia buồn về cái chết của Lê Khả Phiêu. Trong bức điện ông Tập có nói “Đồng chí Lê Khả Phiêu là lãnh đạo tiền bối xuất sắc của VN”. Vâng! Chắc chắn ông ta chỉ “xuất sắc” trong mắt Bắc Kinh, chứ còn với dân Việt Nam thì ông ta là tội đồ với 2 hiệp định phân chia biên giới với Tàu Cộng làm cho Việt Nam mất đi phần diện tích bằng với đất nước Đông Timor. Có lẽ, nếu Lê Khả Phiêu mà sống ở Bắc Kinh như Hoàng Văn Hoan thì chắc chắn, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã đến viếng như Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã từng viếng Hoàng Văn Hoan vậy. Với dân Việt, đấy chỉ là cái chết của một tên bán nước, không hơn không kém. Rồi đây sử sách sẽ ghi tội./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://baike.baidu.com/item/%E9%BB%84%E6%96%87%E6%AC%A2
http://hua.umf.maine.edu/China/HistoricBeijing/Babaoshan/pages/051_Babaoshan.html
Leave a Comment