Từ năm 1991 đến năm 2010, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Sau đó là thì bị Trung Cộng vượt mặt. Nếu tính từ thời hậu Chiến tranh lạnh thì có thể nói trên thế giới chỉ có 3 nền kinh tế mà nước Mỹ xem là đối thủ. Đó là Nhật Bản, EU, và Trung Cộng. Chắc chắn, Mỹ làm ăn với 3 nền kinh tế này chiếm một tỷ trọng rất lớn, thế nhưng điều lạ là cho đến nay, giữa Mỹ và 3 nền kinh tế này không hề có một Hiệp định Tự do Thương mại-FTA nào cả.
Hiệp định Tự do Thương mại FTA là bản cam kết làm ăn chung giữa các quốc gia. Để được xâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới thì bất kì quốc gia nào cũng muốn có một bản cam kết chặt chẽ với phía Mỹ, nhưng tại sao họ lại không có? Đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải đào sâu để tìm ra nguyên nhân của nó.
Về quân sự thì Mỹ và Nhật là đồng minh, nhưng về kinh tế thì từ những năm 60 của thế kỷ trước, Mỹ đã xem Nhật là một đối thủ lớn của mình. Chiến tranh thương mại Mỹ-Nhật đã bắt đầu từ năm 1965, khi mà Mỹ liên tục bị thâm hụt mậu dịch trong buôn bán 2 chiều với Nhật. Điều đáng nói là nền kinh tế Nhật đã bị Mỹ đánh ngã ngựa và bị Tàu vượt mặt, thế nhưng tình trạng thâm hụt mậu dịch với Nhật vẫn cứ duy trì cho đến ngày nay. Vậy rõ ràng là dù đánh vào mậu dịch, nhưng Mỹ cũng không lật ngược được thế cờ, nhưng chung cuộc là Nhật Bản đã thua. Thế thì câu hỏi đặt ra là, cú ra đòn hiểm hóc nhất của Mỹ giáng vào Nhật Bản nằm ở đâu? Xin thưa, đó chính là sức mạnh đồng đô la. (xin xem bài: Cách thức Mỹ Tạo nên sức mạnh đồng đô la và biến nó thành công cụ trừng phạt)
Ngày 10 tháng 8 năm 2018 trên tờ Đầu tư Chứng khoán có đăng bài viết “Bài học từ Nhật Bản trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung”. Trong đó, bài báo này có cho biết “Trong giai đoạn 1976 – 1989, Mỹ tiến hành 20 vụ điều tra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Mỹ, tương tự những gì chính quyền của Tổng thống Trump đang thực hiện với hàng hóa Trung Quốc”(hết trích). Mà như ta biết, nếu giữa Mỹ và Nhật có FTA làm bản cam kết, thì sẽ khó có chuyện Mỹ muốn trừng phạt Nhật như thế nào là trừng phạt được đâu. Tương tự như vậy, việc làm ăn giữa Tàu và Mỹ nếu có FTA, thì Mỹ cũng không thể tự tiện ra tay đập Tàu như 2 năm vừa qua được.
Khi xem lại danh sách 20 FTA mà Mỹ đã ký với các nước thì không hề có tên Nhật, Tàu, và EU. Điều này nói lên ý nghĩa gì? Nó nói lên rằng, Mỹ đang muốn giữ thế thượng phong trước các đối thủ kinh tế lớn nên họ không muốn có FTA với các nước này. Nếu kí kết FTA với những đối thủ lớn thì đến khi muốn ra tay trừng phạt thì bị vướng sao? Mỹ đâu có dại tự trói mình trước khi bước lên võ đài?! Nói thẳng, với Nhật, Tàu và EU không ai trong số này muốn làm ăn với Mỹ mà lại không có một tờ giấy cam kết nào, chẳng qua là do Mỹ không muốn ký chứ chẳng quốc gia nào chê Mỹ.
Đó là chuyện thế giới, giờ đến chuyện Việt Nam. Trong danh sách 20 quốc gia có FTA với Hoa Kỳ thì cũng không có Việt Nam nốt. Nói thật, nền kinh tế Việt Nam rất nhỏ bé, cả GDP Việt Nam không đủ cho nước Mỹ chi tiêu trong 5 ngày, cho nên Mỹ chẳng thèm xem Việt Nam là “đối thủ” gì cả. Nhưng vấn đề là tại sao Mỹ không ký FTA với Việt Nam? Đây là một câu hỏi mà phía chính quyền CS cần phải đặt lên bàn phân tích thật kỹ để ra chính sách tránh những đòn đau do Mỹ giánh xuống. Thế nhưng cho đến hôm nay, dường như cả Bộ Chính Trị CS Việt Nam không hề xem trọng vấn đề này.
Ngày trước, Mỹ đánh Nhật dễ hơn vì Nhật làm ăn đàng hoàng, họ không mượn đường nước thứ 3 để xuất khẩu vào Mỹ nhằm né những đòn trừng phạt do Mỹ giáng xuống như Tàu đã làm. Được biết, năm 2019, nền kinh tế Việt Nam kiếm được 47 tỷ đô thừ thị trường Mỹ – cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ kiếm được 27 tỷ đô từ thị trường EU, thế nhưng Việt Nam lại có được EVFTA và EVIPA với EU, còn với Mỹ thì không. Điều đó cũng có nghĩa là, việc làm ăn của Việt Nam với thị trường lớn nhất thế giới này khá mong manh. Mỹ dễ dàng áp đặt bất kỳ đòn trừng phạt nào lên nền kinh tế Việt Nam mà không sợ bị vướng víu.
Ngày 6 tháng 7 năm 2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có đăng bài viết “Vốn Trung Quốc đổ vào gỗ dán – mặt hàng đang bị Mỹ điều tra”. Điều này cho thấy, Mỹ đang chặn đường xuất khẩu của Tàu thông qua nước thứ 3. Với nền kinh tế kèn cựa với Hoa Kỳ như thế, thì Mỹ không thế không đập cho Tàu ngã ngựa như từng làm với Nhật Bản được. Mỹ đã từng đấu với Nhật trên lĩnh vực kinh tế suốt nửa thể kỷ và quật ngã được Nhật Bản, thì không lý gì Mỹ không kiên trì vài ba thập kỷ để đánh cho nền kinh tế Tàu phải co vòi thủ thế.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không biết bao giờ kết thúc mà Việt Mam lại để Tàu mượn đường xuất khẩu sang Mỹ thì xem như Việt Nam đang chường mặt ra chịu cú đấm của Mỹ để đỡ đòn cho “anh bạn vàng”. Tình trạng này nếu không dứt điểm được thì chắc chắn, thị trường lớn nhất thế giới sẽ không thể rộng mở cho doanh nghiệp Việt Nam vào được. Với thực lực của ĐCS, việc ngăn cản trò mượn đường của Tàu là một việc làm quá tầm đối với họ.
Đã bao nhiêu năm, hết đời thủ tướng này đến đời thủ tướng khác mà CS không ngăn nổi trò mượn đường của Tàu Cộng và đã làm Việt Nam mất không biết bao nhiêu cơ hội mở rộng thị trường sang Mỹ. Thì điều đó cũng chứng tỏ sự bất tài của ĐCS. Yếu kém thế, nhưng Nguyễn Xuân Phúc vẫn cứ khoác lác rằng: “Cả thế giới suy thoái nặng nề, kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục”. Với CS, Việt Nam mất rất nhiều cơ hội để phát triển mà chúng ta không thể nào cân đo đong đếm được. Chấp nhận CS cai trị là chấp nhận nhiều mất mát lớn./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
http://www.donga.blog/2020/06/cach-thuc-my-tao-nen-suc-manh-ong-o-la.html
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_largest_historical_GDP
https://www.statista.com/statistics/218277/total-value-of-us-trade-in-goods-with-japan-since-2004/
https://ustr.gov/trade-agreements/free-trade-agreements
https://www.thesaigontimes.vn/305600/von-trung-quoc-do-vao-go-dan–mat-hang-dang-bi-my-dieu-tra.html
Leave a Comment