Quảng Cáo

Thích ăn cắp, bản chất từ đâu mà có?

Quảng Cáo

Đỗ Ngà|

Một con người khi quyết ăn cắp sản phẩm của người khác về làm của riêng của mình thì trong con người họ phải có 2 yếu thố, bất tài và thiếu đạo đức. Bất tài thì không thể tạo ra cái hay cho riêng mình, thiếu đạo đức nên mới vơ lấy cái của người ta làm của riêng mình mà không một chút áy náy. Nền giáo dục mà không thể xây dựng năng lực sáng tạo, đồng thời không thể giáo dục đạo đức cho con người thì tất, những hiện tượng ăn cắp diễn ra tràn lan ấy thôi.

Việt Nam- một xã hội bất an. Cứ ra đường là sợ bị cướp giật, để xe thì sợ bị mất cắp, lên xe bus thì sợ bị móc túi, cầm điền thoại thì sợ bị giật. Gặp người lạ thì đụng phải kẻ xấu nhiều hơn kẻ tốt, quan chức thì ăp cắp của công, thậm chí còn ra tay ăn cướp của dân mà không biết chùn tay. Tất cả nó có nguyên nhân hết. Chính CS đã gieo nhân xấu, cho nên sẽ gặt hái quả xấu là điều không thể bàn cãi.

Bắt nguồn từ giáo dục. Chúng ta hãy thử ngắt ra một khía cạnh nhỏ trong giáo dục để soi rọi xem, CS đã gieo nhân gì ở đấy? Chỉ nhìn vào cách dạy văn của nền giáo dục, chúng ta cũng đã thấy nhân xấu được gieo đầy ở đấy rồi. Đã từ nhiều năm nay, hiện tượng học thuộc văn mẫu trở nên phổ biến và nó thành căn bệnh nan giải không thể nào chữa được. Làm theo văn mẫu là gì? Đó chẳng phải là sao chép lại sản phẩm của người khác đó sao? Đó thực chất đó là dạy cho học sinh cách “đạo văn”, hay nói thẳng hơn nữa là dạy học sinh thói quen ăn cắp. Nếu chúng ta lên án hành động đạo văn là bất tài vô đạo đức, thì sao nền giáo dục lại tiếp tay cho hành động này? Nền giáo dục CS cũng có môn đạo đức, nhưng những ghi chép trong sách đạo đức ấy chỉ là những mớ chữ nói suông không có tính thực hành. Còn với cách dạy sinh “chép văn mẫu” thì rõ ràng, họ đã dạy học sinh một thói quen thiếu đạo đức, và họ đã dạy chúng bằng cách lặp đi lặp lại nhiều năm liền riết thành thói quen cho học sinh và từ đó chúng hình thành nhân cách. Và như một cách tự nhiên, lớp lớp học sinh trượt theo con đường vô đạo này mà cả giáo viên và phụ huynh đều không hề nhận ra.

Chính từ cách dạy như thế mà nhiều năm nay, vấn nạn sao chép đề tài tốt nghiệp ở bậc đại học, bậc cao học, và bậc nghiên cứu sinh đang diễn ra tràn lan. Và kết quả là điều bất bình thường đó đã trở nên bình thường một cách hiển nhiên. Chính vì thế mà hiện nay Việt Nam có đến 24.000 giáo sư tiến sĩ nhưng lại không có công trình nghiên cứu nào mang tầm cỡ thế giới là vậy. Trong 24.000 giáo sư tiến sĩ ấy, bao nhiêu người là làm đề tài “không đụng hàng”? Chắc chắn là rất hiếm.

Sống vô đạo đức, đôi khi nó cũng là một cản lực làm tính sáng tạo của con người giảm đi. Cho nên khi xã hội thiếu đạo đức, thì đất nước mất đi nhiều thứ mà chúng ta không thể nào cân đo đong đếm hết được. Để có được một sản phẩm sáng tạo thì đòi hỏi con người phải nỗ lực hơn bình thường. Những đòi hỏi ấy có khi là quá lớn và nó có thể làm con người ta nản lòng buông xuôi và muốn tìm cách “đi tắt đón đầu” cho nhanh. Những lúc như vậy, nếu không có đạo đức thì con người ta thường chọn cách ăn cắp của người khác thay vì nỗ lực hơn nữa để đạt tới thành quả sáng tạo. Đứng trước một sản phẩm sáng tạo của người khác, nếu là người có đạo đức họ sẽ chọn cách học hỏi, nếu là người vô đạo đức họ sẽ chọn cách ăn cắp.

Giáo dục tạo ra con người cho xã hội, học theo tấm gương lãnh tụ là một lối giáo dục của riêng nội bộ ĐCS. Một ông lãnh tụ mà thò tay ăn cắp ý trong câu nói của ông QuảnTrọng mà không một chút áy náy, bình thản chôm quyển Ngục Trung Nhật Ký của một tù nhân khác làm tác phẩm riêng mình mà không một chút áy náy thì liệu khi người ta học theo ông ấy, kết quả sẽ ra sao? Người CS được tôi luyện qua 2 tầng “giáo dục”, một tầng bởi nền giáo dục XHCN dạy cho thói quen ăn cắp, một tầng là học theo tấm gương một ông “thích đạo văn” thì tất nhiên, hầu hết quan chức CS  trở nên táo tợn và vô sỉ là điều dễ hiểu.

Mấy ngày nay, mạng xã hội phanh phui một ông họa sĩ vẽ tranh cổ động Hà Tĩnh ăn cắp ý tưởng. Cũng lại chuyện ăn cắp! Chắc rất nhiều người cũng từng nghe câu hát này: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”. Vâng! Đó là câu nói của tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ-John. F. Kennedy, thế nhưng bị ông nhạc sỹ Vũ Hoàng ăn cắp làm của riêng mà nhưng vẫn cứ được CS cho hát đi hát lại từ năm này đến năm khác ấy thôi. “Thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại mà họa sĩ ăn cắp ý tưởng không biết ngượng, nhạc sỹ đạo nhạc không biết áy náy, nhà văn thì đạo văn không một chút day dứt, quan chức thì thi nhau ăn cắp tài sản nhân dân không một chút xấu hổ vv… Đấy! Tấm gương đạo đức lãnh tụ hiện hình trong đấy chứ đâu?! Thành quả mà bao năm CS xây dựng XHCN là như thế. Một xã hội nát, một thượng tầng chính trị vô đạo đức và vô liêm sỉ./.

Tham khảo:

https://dantri.com.vn/xa-hoi/co-24000-tien-si-van-thieu-nhung-nha-khoa-hoc-gioi-1353874316.htm

https://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/hoa-sy-ha-tinh-dat-giai-sang-tac-tranh-co-dong-tuyen-truyen-van-hoa-nam-chu-tich-asean-2020/189453.htm

https://www.shutterstock.com/th/image-vector/dove-peace-words-background-word-war-310779284

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux