Khánh An dịch – (VNTB) – Mô hình ký sinh trùng Bắc Kinh làm suy yếu kinh tế toàn cầu khiến các chủ thể truyền thống nghèo đi.
Một trong những tình huống phức tạp nhất vào lúc này là sự thay đổi về bản chất các trong mối quan hệ quốc gia với Trung Quốc.
Trong trường hợp mối quan hệ Mỹ-Trung, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rất muốn sử dụng các từ cả tích cực và tiêu cực nhằm tạo ra một ấn tượng về sự bình đẳng giữa Bắc Kinh và Washington.
Những gì Trung Quốc nói
Cách đây vài năm, Bắc Kinh đã thúc đẩy ý tưởng thành lập nhóm G2 gồm Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai chính phủ bình đẳng với sự ưu việt hơn hẳn các quốc gia khác. Qua đó Bắc Kinh muốn thể hiện ngụ ý rằng thế giới nên được chia thành hai phạm vi ảnh hưởng kiểu thuộc địa, một cho Hoa Kỳ và một cho Trung Quốc.
Điều này là rõ ràng. Vào năm 2008, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Timothy J. Keat đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Hoa Kỳ về một bình luận của một sĩ quan cao cấp của Trung Quốc: “Vì chúng tôi phát triển tàu sân bay, tại sao chúng ta lại không thỏa thuận, các anh và chúng tôi? Các anh lo phía đông Hawaii. Chúng tôi lo phía tây phía tây. Chúng ta sẽ chia sẻ thông tin và các anh không cần phải triển khai lực lượng hải quân phía tây Hawaii.”
Trong khi các đồng minh của Mỹ ở phía tây Hawaii tin lời nói của Trung Quốc và ngày càng lo ngại, những người ở Washington dường như chấp nhận phần lớn ý tưởng không thể tránh khỏi của G2, điều này mang lại lợi nhuận tài chính và cơ hội cho các cá nhân trung gian quan trọng như một số CEO, học giả người Mỹ , các nhà phân tích chính sách, chính trị gia, chuyên gia tư vấn … Khi bị nghi ngờ, thì họ lại dùng thuật ngữ “sự trỗi dậy ôn hoà của Trung Quốc”.
Gần đây, đặc biệt là do sự quản lý sai lầm của Bắc Kinh ít nhất là trong dịch Covid-19, việc Bắc Kinh xâm lược trên đất liền và trên biển, đàn áp ở Hồng Kông, và cả những phát ngôn về việc giữ lại thuốc kháng sinh để gây áp lực cho Mỹ, thuật ngữ này đã chuyển thành “ly hôn với Trung Quốc”, ít nhất là về mặt kinh tế.
Từ “ly hôn” một lần nữa ngụ ý tình huống liên sự bình đẳng, cộng thêm yếu tố là ly hôn là một từ mang tính tiêu cực, có cảm xúc sâu sắc đối với nhiều người là một điều nên tránh nếu có thể.
“Ly hôn” là một từ phù hợp với Bắc Kinh nhưng cũng hoàn toàn không chính xác.
Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa bao giờ “kết hôn với nhau”, về mặt kinh tế hay bất kỳ mặt nào khác. Một cuộc hôn nhân là sự hợp tác khen ngợi, chia sẻ, tin tưởng, trong đó cả hai bên đều giàu lên và mạnh mẽ hơn.
Mối quan hệ Mỹ-Trung giống như mối quan hệ giữa vật chủ và ký sinh trùng.
Những gì Trung Quốc làm
Kể từ ít nhất là những năm 1970 và tăng tốc kể từ khi gia nhập WTO, Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thực thể có liên quan đã bám lấy Hoa Kỳ và các quốc gia khác thăm dò các điểm xâm nhập, các hệ thống, hút vốn và sở hữu trí tuệ, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, sửa đổi hành vi, phản ứng trung lập và lan rộng từ đó. Trung Quốc khiến cho “vật chủ” của họ trở nên ốm yếu và mất phương hướng. Mặc dù, ít nhất là lúc ban đầu “vật chủ” thường hoan nghênh loại ký sinh trùng này.
Trung Quốc gọi cách tiếp cận này là quyền lực quốc gia toàn diện, và bao gồm cả những huyết mạch xen kẽ như kinh tế, ngoại giao, quân sự, không gian mạng và quyền lực mềm.
Nếu nghĩ rằng đây là một lời nói quá? Các tác động thể hiện rõ hơn ở các nền kinh tế nhỏ hơn. Ví dụ, Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, dân số 100.000 người. Trong vòng hai mươi năm gần đây, các cửa hàng của Trung Quốc chiếm khoảng 90% lĩnh vực bán lẻ. Phần lớn các sản phẩm bày bán có nguồn gốc từ Trung Quốc, và hầu hết lợi nhuận đều trở về Trung Quốc.
Đây là không phải là tham gia kinh tế bình thường. Có những mối liên hệ giữa các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc và một số người ra quyết định quan trọng ở nước này, tạo điều kiện cho hành vi bất hợp pháp và tham nhũng, làm méo mó thêm thị trường và nền chính trị. Các cửa hàng thường bán các mặt hàng đã hết hạn hoặc dán nhãn sai, che giấu doanh thu và chuyển tiền bất hợp pháp ra khỏi Tonga. Về cơ bản, hoạt động của chúng giống hoạt động ở Trung Quốc, họ làm tất cả những gì có thể để không bị trừng phạt. Đại sứ quán Trung Quốc không hỗ trợ điều tra, kiểm tra lý lịch hoặc chia sẻ thông tin.
Đây không phải là đề cập đến các cá nhân, dân tộc Trung Quốc chăm chỉ. Nếu họ có mối quan hệ gia đình hoặc kinh doanh với đại lục, và ai đó có quyền lực trong hệ thống Trung Quốc muốn họ làm điều gì đó, họ không có nhiều sự lựa chọn. Họ buộc phải song hành với hệ thống.
Đây là về việc xuất khẩu hệ thống bòn rút và khai thác cơ bản của Trung Quốc cũng như những gì mà Trung Quốc đang làm ở nước sở tại. Với các quốc gia như Tonga, kết quả là liên tục rút vốn về Trung Quốc để mua hàng nhập khẩu của Trung Quốc để bán tại các cửa hàng, và rồi các chủ cửa hàng sau đó gửi tiền lã về Trung Quốc. Họ cũng tạo ra một môi trường mà các cửa hàng địa phương không thể cạnh tranh với nhau, họ tạo ra tham nhũng và làm sai lệch quá trình ra quyết định.
Ở một mức độ nào đó hoặc khác, việc tập trung vào các khu vực mềm và / hoặc chiến lược tập trung này đã xảy ra ở vô số các lĩnh vực khác ở rất nhiều các quốc gia khác. Gần đây, Bắc Kinh phàn nàn vì Ấn Độ đã chặn 59 ứng dụng do Trung Quốc sản xuất ở Ấn Độ. Hoàn Cầu Thời Báo đã cho hay rằng lệnh cấm có thể gây thiệt hại 6 tỷ đô la cho công ty internet ByteDance của Trung Quốc, cho thấy các ứng dụng của Trung Quốc hút bao nhiêu tiền từ các nền kinh tế chủ thể. Một lý do khác cho quyết định này là Delhi lo ngại rằng các ứng dụng này là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Vào giữa tháng 6, gần như cùng lúc quân đội Trung Quốc và Ấn Độ giao tranh ở Ladakh, một công ty Trung Quốc đã giành được một hợp đồng xây dựng lớn ở Delhi bằng cách thắng thầu một công ty Ấn Độ với một khoản tiền không đáng kể. Các câu hỏi ngay lập tức được đặt ra liệu công ty Trung Quốc bằng cách nào đó đã truy cập giá thầu điện tử của các đối thủ cạnh tranh để giành được hợp đồng. Khó mà biết được. Nhưng nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ dường như nghĩ rằng điều đó phù hợp với những hành vi của Trung Quốc mà họ đã được biết và không muốn gì thêm hơn nữa.
Tất nhiên Bắc Kinh có thể phàn nàn, nhưng họ đã liên tục chặn các ứng dụng nước ngoài hoạt động trong thị trường Trung Quốc. Điều này không chỉ cho phép họ tự bảo vệ khỏi những hành vi bòn rút người khác, mà còn bảo vệ hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc trong khi phát triển và chuẩn bị mở rộng ra bên ngoài. Sự bảo vệ tương tự cho sự phát triển này cũng được áp dụng trong một loạt các lĩnh vực khác như chuyển giao cưỡng chế sở hữu trí tuệ cho các công ty thành lập ở Trung Quốc. Trong những trường hợp đó, họ thậm chí không phải đến quốc gia chủ thể mà các chủ thể này tự để bị bòn rút ở Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không quan tâm và không có khả năng trở thành một đối tác bình đẳng, nơi mọi đối tác cùng phát triển. Bắc Kinh muốn kiểm soát các nền kinh tế khác, hút tiền tăng trưởng để duy trì các mục tiêu của riêng mình.
Nếu bạn muốn xem chuyện trông ra sao, chỉ cần đến các thị trấn sản xuất bị tàn phá trên khắp Hoa Kỳ bị cạnh tranh do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ bòn rút cạn kiệt.
Nếu bạn muốn xem quá trình hoạt động, chỉ cần để mắt đến Hồng Kông. Khi ĐCSTQ mở rộng các ảnh hưởng lên nền kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị, Hồng Kông sẽ co lại và đình trệ, đi từ một trung tâm toàn cầu thịnh vượng thành một cổ đông chết của Bắc Kinh.
Điều này cũng xảy ra với các tổ chức quốc tế mà Bắc Kinh nhắm đến, như WHO. Như trong giai đoạn đầu của đại dịch corona, WHO có vẻ giống như một người truyền tin cho Bắc Kinh chứ không phải một tổ chức khoa học độc lập, lành mạnh.
Tiêu diệt ký sinh trùng
Tất nhiên, điều trớ trêu ở đây là khi mô hình ký sinh ở Bắc Kinh làm suy yếu nền kinh tế và các tổ chức toàn cầu, các vật chủ truyền thống của Trung Quốc đang trở nên nghèo hơn và do đó ít được duy trì hơn. Thời hoàng kim kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện một khi các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản còn mạnh mẽ.
Đó có thể là một trong những lý do tại sao Bắc Kinh bây giờ rất tập trung vào việc bòn rút Châu Phi, Nam Mỹ và các quốc gia khác. Cũng có thể vì sao bị chặn khỏi một thị trường như Ấn Độ có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Các mục tiêu lớn đang dần cạn kiệt. Vì vậy, họ đang bám chặt vào các nền kinh tế đang phát triển, kìm hãm sự phát triển của các quốc gia này bănh việc săn mồi kinh tế (và trong nhiều trường hợp là các khoản vay không khả thi) để nuôi sống Bắc Kinh.
Những người thực sự quan tâm đến người dân Trung Quốc, nên nỗ lực tạo ra các điều kiện để bình thường hoá nền kinh tế Trung Quốc. Ở đâu có nhà nước pháp quyền, minh bạch, trách nhiệm giải trình – những yếu tố cho phép tăng trưởng hữu cơ và bền vững để Trung Quốc thực sự có thể trở thành đối tác toàn cầu cần có. Tất nhiên đây là tất cả những điều này đi ngược lại với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điều này đưa chúng ta trở lại với lời nói. Thoát khỏi các yếu tố độc hại của nền kinh tế Trung Quốc không phải là một cuộc ly dị, mà là tẩy giun. Có thể đây là cách duy nhất để vật chủ sống sót và là cách tốt nhất để ký sinh trùng tiến hóa thành một sinh vật tự sinh. Nếu không tất cả chúng ta sẽ có thể cùng bị tuyệt chủng.
Nguồn: https://www.sundayguardianlive.com/news/watch-chinas-actions-dont-listen-words
Leave a Comment