Người viết: Anh Hoàng
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang lên cao với cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên xung đột biên giới giữa hai nước có thương vong; trong vòng 45 năm qua. Theo thông tin ghi nhận phía Ấn Độ có 20 lính đã hy sinh trong cuộc đụng độ này trong khi đó, theo nguồn tin từ phía Ấn Độ con số của Trung Quốc là gấp đôi. Cuộc đụng độ này đã thổi bùng nên căng thẳng giữa hai nước và Ấn Độ tuyên bố sẽ đáp trả Trung Quốc.
Hiện nay, thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai trong số ít các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như nhiều tên lửa tầm xa siêu thanh, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển không có nhiều sự chênh lệnh quá lớn, tuy nhiên kĩ năng thực chiến là điều Trung Quốc đang thua kém so với Ấn Độ. Ở thời điểm hiện tại thì địa chính trị và kinh tế của hai quốc gia đang trong hoàn cảnh ổn định, lựa chọn đối đầu quân sự không phải ưu tiên hàng đầu của họ mà sẽ là các đòn trả đũa kinh tế.
Hiện tại ở khía cạnh kinh tế Ấn Độ đang cho thấy sự thua kém nhất định với Trung Quốc, mặc dù Ấn Độ là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, còn Trung Quốc đứng thứ hai theo chỉ số GDP; nhưng theo GDP trung bình mỗi người dân thì Ấn Độ đang thua xa Trung Quốc khoảng $ 7,874 so với $ 18,110 ( theo số liệu của quỹ tiền tệ quốc tế IMF). Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thô và các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc. Tương tự, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng đang được nhiều nhà thầu Trung Quốc triển khai trên lãnh thổ Ấn Độ.
Sau căng thẳng này, Ấn Độ đã có những biện pháp ngăn chặn sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Cụ thể, chính phủ đã cho dừng các dự án đầu thầu có sự tham gia của các công ty Trung Quốc. Một chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ và được sự đồng thuận của người dân và các doanh nghiệp. Đây có thể cho thấy sự đồng lòng rất lớn giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế Trung Quốc khi Ấn Độ là khách hàng lớn thứ bảy của Trung Quốc, theo dữ liệu từ Invest India. Tuy nhiên sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Trung Quốc còn lớn hơn nhiều. Theo thống kê của Bloomberg, Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ và hơn 14% lượng nhập khẩu trong năm tài chính 2019 – 2020. Điều đó có nghĩa Ấn Độ đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Ấn Độ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới.
Vì vậy, trong cuộc chơi này, trong ngắn hạn và trung hạn Ấn Độ sẽ là người chịu thiệt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho chính quyền và các doanh nghiệp Ấn Độ lại ủng hộ chiến dịch. Thứ nhất, cuộc đụng độ Trung- Ấn vừa qua đã gây ra làn sóng thù địch Trung Quốc một cách mạnh mẽ nếu chính phủ có những biện pháp xoa dịu dư luận sẽ gây khó khăn cho chính quyền trong việc triển khai các chính sách trong tương lai, khi mà Ấn Độ là một đất nước đa đảng. Hơn nữa đại dịch Covid-19 đang khiến người dân có sự không hài lòng về cách điều hành chống dịch của chính phủ do thủ tướng Modi đứng đầu khi đang có hơn 600 000 ca nhiễm và 18 000 ca tử vong.
Đối với các doanh nghiệp trong nước họ cũng muốn nhân cơ hội này để lôi kéo khách hàng trở lại dùng sản phẩm quốc nội dù giá là cao hơn so với sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc. Còn trong tương lai, mối quan hệ giao thương giữa Trung- Ấn sẽ vẫn diễn ra tốt đẹp bởi sự phụ thuộc còn quá lớn của Ấn Độ vào Trung Quốc. Ấn Độ có thể dùng các chính sách thuế quan để hạn chế hàng Trung Quốc và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thông qua giảm thuế và giảm lãi suất cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ không thể diễn ra ngay lập tức như nhiều người kỳ vọng.
Leave a Comment