CHUYÊN GIA BẮC KINH: THUNG LŨNG GALWAN THUỘC “QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA TRUNG QUỐC
Một chuyên gia chiến lược hàng đầu Bắc Kinh, Zhang Yongpan, đã trích dẫn tài liệu từ triều đại nhà Thanh, đưa ra yêu sách toàn bộ thung lũng Galwan là thuộc về “quyền lịch sử” của Trung Quốc.
Họ Zhang là một thành viên của Viện nghiên cứu biên giới Trung Quốc tại CASS, nói với tờ báo đảng Thời báo Hoàn cầu rằng: “Nhiều tài liệu từ triều đại nhà Thanh [1644-1911] và văn học phương Tây đã ghi lại rằng thung lũng Galwan là lãnh thổ của Trung Quốc.”
“Dựa trên nguyên tắc quyền lịch sử, Trung Quốc có quyền tài phán đối với khu vực thung lũng này. Đó là việc không thể tranh cãi được”, Zhang nói.
Đây là một ngụy biện quen thuộc mà Bắc Kinh đang sử dụng trong sách lược xâm chiếm Biển Đông.
Thung lũng Galwan là khu vực tranh chấp biên giới Ấn-Trung, nơi xảy ra những cuộc đụng độ hôm thứ Hai (15/6) vừa qua và cướp đi sinh mạng của ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ.
Lập luận “quyền lịch sử” và các yêu sách mới của Trung Quốc đánh dấu một sự thay đổi rất lớn so với quá khứ, cho thấy họ đã lấn tới chiếm đoạt lãnh thổ ở phía tây của Đường kiểm soát thực tế (LAC) và thậm chí có thể lên đến ngã ba sông Galwan và Shyok.
Các bản đồ mới phát hành của nhà cầm quyền Bắc Kinh hiển thị gần như toàn bộ sông Galwan thuộc về Trung Quốc.
Ông M.Taylor Fravel, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ, đã nói với báo The Hindu trong cuộc phỏng vấn vào ngày 27 tháng 5 rằng: “Bản đồ Trung Quốc mà tôi nhìn thấy gần như toàn bộ dòng sông Galwan nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.”
Ấn Độ lên án Trung Quốc đã đơn phương thay đổi hiện trạng ở thung lũng Galwan. Thủ tướng Narendra Modi lên tiếng cho rằng ông muốn và làm việc vì hòa bình, nhưng nếu bị khiêu khích, Ấn Độ sẽ có khả năng mang lại “một đáp ứng phù hợp.”
Các quan chức Ấn Độ cho biết cuộc đối đầu đẫm máu tại Galwan là một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước, không chỉ vì sự cay đắng có khả năng len lỏi vào mối quan hệ giữa hai người khổng lồ, mà còn vì thông điệp mà Ấn Độ muốn gửi đi.
“Sự đối mặt này đã chứng minh rằng Ladakh không phải là Biển Đông nơi người Trung Quốc có thể đơn phương thay đổi hiện trạng”, một quan chức cao cấp Ấn Độ đã tuyên bố với báo Hindustan Times vào sáng hôm nay.
Người Đà Lạt Xưa
Leave a Comment