Tôi ác của Đặng Tiểu Bình và cách học hỏi của đảng CSVN

Đặng Tiểu Bình và thảm sát Thiên An Môn ngày 4.6.1989.
- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Sau thời Mao Trạch Đông, đến thời Hoa Quốc Phong thì ông này tuy có công kết thúc thời kỳ Cách mạng Văn hóa nhưng về đường lối kinh tế thì ông ta vẫn theo mô hình Liên Xô. Lúc đó có 2 người nổi bật theo xu hướng cải cách, đó là Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang. Ban đầu cả Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang là cùng phe vì cả hai đều không tán thành xu hướng bảo thủ của Hoa Quốc Phong. Nhưng sau này, 2 người này lại đi theo 2 hướng cải cách khác nhau và cuối cùng Hồ Diệu Bang thua cuộc nên mới dẫn đến cái trận thảm sát Thiên An Môn lịch sử.

Để hiểu về nguyên nhân dẫn đến vụ thảm sát Thiên An Môn, chúng ta hãy bắt đầu từ sau khi Mao Trạch Đông chết. Như ta biết, sau khi Mao chết năm 1976 thì Đặng Tiểu Bình mới có cơ hội phục hồi quyền lực chính trị, thì đến cuối năm 1978 ông ta giành lấy chức chủ tịch quân ủy trung ương từ tay Diệp Kiếm Anh. Đối với Đặng Tiểu Bình chức chủ tịch quân ủy trung ương mới có lợi trong việc thâu tóm quyền lực chứ không phải chức tổng bí thư. Để chứng tỏ sức mạnh binh quyền thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 ông ta xua 600 ngàn quân Tàu sang Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh 30 ngày vô cùng thảm khốc. Kết quả 20 ngàn quân Việt Nam tử trận và bị thương cùng với hàng vạn thường dân Việt Nam bị thảm sát. Đây là tội ác đáng kinh tởm của quân Đặng.

Như vậy qua đây chúng ta thấy mưu đồ của Đặng Tiểu Bình là gì? Thực tế ông ta muốn thế giới hiểu là, vì Việt Nam đã đánh đệ tử Kmer Đỏ nên ông ta “Dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Còn một lý do nữa có vai trò quan trọng trong việc củng cố quyền lực, đó là ông ta muốn cho đối thủ chính trị hiểu rằng “Tao đã nắm quân đội thì chẳng ngán đứa nào”.

- Quảng Cáo -

Năm 1980, Hồ Diệu Bang được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình và giành được chức Tổng Bí Thư vào cuối tháng 2 năm 1980. Cũng trong năm này, Hồ Diệu Bang đã có chuyến thăm khu vực tự trị Tây Tạng và sau đó ông cho rút hàng nghìn cán bộ người Hán khỏi Khu vực này vì ông ta cho rằng, người Tây Tạng có đủ sức tự điều hành các công việc của mình. Hướng cải cách này của Hồ Diệu Bang đã làm Đặng Tiểu Bình không vừa lòng, Đặng thì muốn cải cách kinh tế nhưng về chính trị, tuyệt đối không đi theo hướng cởi mở vì nó đe dọa vị trí độc tôn của ĐCS Trung Quốc. Chính vì vậy mà 2 người từng rất đồng lòng giờ lại trở nên bất đồng gay gắt.

Tuy nhiên hướng cải cách của Hồ Diệu Bang rất được lòng giới sinh viên. Chính vì thế mà từ năm 1986 phong trào sinh viên tổ chức meeting hoặc biểu tình cũng lớn mạnh. Họ tỏ thái độ công khai ủng hộ tư tưởng cải cách của Hồ Diệu Bang và yêu cầu ĐCS Trung Quốc đi theo hướng dân chủ hơn. Đứng trước tình hình này thì ngay đầu năm 1987, Đặng Tiểu Bình cho truất phế Hồ Diệu Bang khỏi ghế Tổng Bí Thư và đưa Triệu Tử Dương lên thay. Với việc loại bỏ Hồ Diệu Bang, lúc đó Đặng muốn dùng một mũi tên và nhắm vào 3 mục đích cùng một lúc: mục đích thứ nhất là dập tắt xu hướng chính trị cởi mở trong đảng; mũi tên thứ 2 là dập tắt sự đòi hỏi dân chủ của giới sinh viên; và mũi tên thứ 3 là loại bỏ một đối thủ chính trị nguy hiểm vì người này đang rất được lòng dân, mục đích là tránh hậu hoạn. Thế nhưng mũi tên ấy chỉ chỉ cắm vào mục đích ở vị trí thứ nhất và tứ 3, còn mục đích thứ 2 bị trượt. Sau khi Hồ Diệu Bang mất chức, phong trào biểu tình của sinh viên không những không giảm mà còn ngày càng lớn mạnh hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 1989 Hồ Diệu Bang đột ngột qua đời, các sinh viên đã phản ứng mạnh mẽ, vì hầu hết họ tin rằng, cái chết của Hồ Diệu Bang là do kẻ truất phế ông ra tay. Ban đầu họ tụ tập meeting tưởng nhớ ông và sau đó trở thành phong trào xuống đường lớn đòi cải cách, họ tổ chức tụ tập tại quảng Trưởng Thiên An Môn ngày một đông hơn. Từ tấm gương Thiên An Môn, sau đó là 400 thành phố trên khắp Trung Quốc bao gồm cả các thành phố tại khu tự trị Nội Mông cũng nổ ra biểu bình. Tất cả họ đều nhìn vào Thiên An Môn như là một tín hiệu. Đứng trước tình hình này, ĐCS Trung Quốc có 2 lựa chọn, một là thỏa mãn yêu sách của sinh viên, hai là dập tắt phong trào bằng súng đạn. Với bản chất sắt máu và bảo thủ chính trị thì Đặng không đời nào chọn giải pháp thỏa hiệp. Và kết quả là, đêm ngày 3 đến rạng sáng 4 tháng 6 năm 1989, ông ta đã xua 300 ngàn quân gồm đầy đủ xe tăng thiết giáp đến quảng trường Thiên An Môn với mục đích nghiền nát thây đồng bào mình.

Kết thúc cuộc thảm sát, theo tình báo NATO ước tính có khoảng 6 ngàn thường dân bị giết, và 1 ngàn binh lính chết. Nghiền xác đồng bào mình xong, sáng ngày 4 tháng 6, Đặng cho quân lính dọn dẹp sạch sẽ hiện trường. Như vậy là Đặng đã không khoan nhượng. Ông ta quyết dìm đồng bào ông ta trong biển máu để bảo vệ ĐCS. Vậy là ngày 4 tháng 6 năm 1989, cuộc biểu tình tại Thiên An Môn xem như bị dập tắt, thế nhưng sau đó những cuộc biểu tình trên khắp lãnh thổ Trung Quốc cũng còn nổ ra lác đác rồi cũng lịm tắt dần, vì sao? Vì biểu tình tại Thiên An Môn bị tắm máu thì phong trào biểu tình đòi dân chủ như rắn mất đầu. Và cho đến hôm nay, Trung Cộng vẫn luôn sẵn sàng tư thế như vậy để đối phó với bất kỳ cuộc biểu tình nào. Luật An Ninh cho Hồng Kông mới vừa được Quốc hội Trung Cộng thông qua ngày 28 tháng 5 là một ví dụ.

Tấm gương nhằm thẳng súng vào đầu dân mà bắn của Đặng Tiểu Bình được ĐCS Tàu lẫn ĐCS Việt xem là một chuẩn mực trong việc giải quyết mâu thuẫn với nhân dân. Thực ra cải cách kinh tế của Đặng không có gì mới, ông ta chỉ cóp nhặt mô hình kinh tế dân chủ gắn với thể chế chính trị độc tài toàn trị ra thứ “XHCN mang màu sắc Trung Quốc”, vậy thôi. Bất chấp Đặng là kẻ gây tội ác lên hàng vạn đồng bào mình, ĐCS Việt Nam vẫn cứ tôn thờ Đặng, vì sao? Vì Đặng chính là tấm gương giúp cho ĐCS có cách trừ khử nhân dân hiệu quả hơn để bảo vệ đảng. Chính vì thế mà ngày nay, ĐCS Việt Nam mới dùng lực lượng quân đội để đi cướp đất dân thay vì làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc./.

-Đỗ Ngà-
Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/…/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_Thi%C3%A…

https://vi.wikipedia.org/…/Qu%C3%A2n_%E1%BB%A7y_Trung_%C6%B…

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48020653

https://tuoitre.vn/luat-an-ninh-hong-kong-trung-quoc-da-ra-…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here