Nỗi oan và cơ hội sống cho tử tù Hồ Duy Hải

Hồ Duy Hải trong một phiên tòa
- Quảng Cáo -

Tác giả: Anh Hoàng

Ngày 8/5/2020, trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải, chánh án Nguyễn Hòa Bình đã bác đơn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, như vậy nỗi oan của tử tù Hồ Duy Hải chưa được giải sau 12 năm tạm giam.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình (giữa) tại phiên Giám đốc thẩm xử vụ án của tử tù Hồ Duy Hải ở Hà Nội hôm 8/5/2020

Đây rõ ràng một vụ kết án oan thiếu căn cứ, cùng quay ngược thời gian lại 12 năm trước. Ngày 13 tháng 1 năm 2008 hai nhân viên tại bưu điện Cầu Voi Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị sát hại. Trong quá trình điều tra Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc dọn dẹp hiện trường và phát hiện con dao mới sạch nhét sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền gạch rồi đốt bỏ nó. Sau đó khá lâu cơ quan điều tra yêu cầu ông Nguyễn Văn Thu (hành nghề xe ôm, là tổ trưởng tổ dân phòng ấp 7, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) ra chợ Thủ Thừa mua 1 con dao có đặc điểm giống với con dao mà ông và 1 số người đã đốt. Con dao này được ông Thu giao nộp cho điều tra viên công an tỉnh Long An và cơ quan này “mặc nhiên” xem đây là hung khí mà Hồ Duy Hải đã dùng để sát hại 2 nạn nhân. Một vật chứng quan trọng khác là cái thớt gỗ; cơ quan tố tụng cáo buộc Hải dùng đập đầu nạn nhân Hồng. Khi khám nghiệm hiện trường công an ghi nhận, trên đầu nạn nhân có thớt gỗ nhưng không thu giữ do không có dấu vết liên quan đến vụ án.

Thực tế trong vòng 3 tháng sau khi bị bắt (từ tháng 3 đến đầu tháng 6/2008) Hải không hề khai dùng thớt gỗ đánh vào đầu nạn nhân Hồng; chỉ tới biên bản hỏi cung ngày 11/6/2008 Hải mới khai báo về hung khí là cái thớt gỗ. Ngày 24/6/2008, cơ quan điều tra yêu cầu chị Lê Thị Thu Hiếu (là bạn của 2 nạn nhân Hồng và Vân, thường xuyên có mặt tại bưu điện Cầu Voi) đi mua một cái thớt về, rồi cho rằng Hải đã dùng một cái thớt như vậy để tấn công nạn nhân Hồng, khi gây án. Như vậy trong hai tang vật gây án đều được mua ngoài chợ về và không hề có dấu vân tay của Hồ Duy Hải trong đó. Bên cạnh đó, các dấu vân tay thu tại hiện trường cũng không phải của Hồ Duy Hải. Ngoài ra, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định nhiều dấu vết, tang vật khác như: mẫu máu, tóc…cũng có kết quả là không có chỉ dấu liên quan đến Hồ Duy Hải. Kết luận điều tra còn đề cập, khi vào bưu điện Cầu Voi trong đêm 13/1/2008 Hải “bỏ dép ở bậc tam cấp và đi vào”. Như vậy, Hải gây án khi không mang dép và không thể tạo dấu vết dép tại hiện trường. Nhưng biên bản khám nghiệm hiện trường lại ghi nhận “trên mặt nệm ghế có dấu vết máu quệt và dấu vết đế dép dính những hạt cơm khô”. Vậy dấu dép này là từ đôi dép nào, của ai? đến nay vẫn là hoài nghi, chưa được làm rõ.

- Quảng Cáo -

Ngoài vật chứng thì các nhân chứng Đinh Vũ Thường và Hồ Văn Bình cũng không thể khẳng định thanh niên họ nhìn thấy ở bưu điện Cầu Voi là Hồ Duy Hải.

Điều tra trọng chứng cứ hơn trọng lời khai, nhưng vụ án này đã đi ngược lại nguyên tắc phá án. Khi mọi chứng cứ không thể kết tội Hồ Duy Hải. Những người có thẩm quyền, quyết định công lý đang ép cung để buộc Hồ Duy Hải nhận tội. Một án oan, một trò lố của cơ quan tư pháp và tố tụng Việt Nam.

Sau khi chánh án Nguyễn Hòa Bình bác đơn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mẹ Hồ Duy Hải gửi đơn đến chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để xem xét lại quyết định của chánh án Nguyễn Hòa Bình.

Mẹ, dì út và em gái của Hồ Duy Hải chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án tối cao suốt những ngày diễn ra phiên xét xử giám đốc thẩm – Ảnh: NAM TRẦN

Cơ hội nhỏ nhoi nhưng không thể từ bỏ vì nếu vụ án này kết thúc với án tử cho Hồ Duy Hải thì sẽ là trò cười về một nền tư pháp và tố tụng của Việt Nam, một vết nhơ không thể gột rửa.

Tác giả: Anh Hoàng.

Nguồn tham khảo:

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-ho-duy-hai-tang-vat-duoc-mua-ngoai-cho-210656.htm

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here