Để đưa một vụ án đến với công lý thì cần có 2 yếu tố quan trọng, đó là điều tra khách quan và xét xử công bằng. Thế nhưng dưới nền “pháp quyền XHCN” thì 2 vấn đề này không được đảm bảo. Sự bất cẩn của 1 trong 2 cơ quan trên đều đưa tới hiện tượng oan sai chứ chưa nói đến hành động cố tình bóp méo sự thật như việc làm quen thuộc của cơ quan điều tra và cơ quan xét xử trong bộ máy chính quyền CS. Vụ án Hồ Duy Hải nay đã kéo dài ròng rã 12 năm mà chưa ngã ngũ là rơi vào hoàn cảnh như vậy, quyền lực chính trị đã thọc tay vào quá trình tố tụng.
Những vụ án oan sai của ngành tư pháp Việt Nam rất nhiều, vụ Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long cũng đã phơi bày tất cả. Và hôm nay là vụ án Hồ Duy Hải. Khi xem lại quá trì tố tụng, chúng ta mới thấy rõ bàn tay nhớp nhúa của thứ quyền lực chính trị nó đáng tởm như thế nào?! Từ nhân chứng đến vật chứng đều hoặc bị che giấu hoặc được ngụy tạo. Từ cơ quan điều tra đến cơ quan công tố rồi lại cơ quan xét xử, tất cả phối hợp dựng kịch bản một cách đồng lòng đến đáng sợ. May thay còn có mạng xã hội, còn có những luật sư có tâm mới giành lại sự sống cho Hải đến giờ, chứ không thì anh ta đã xanh cỏ từ lâu bởi thứ pháp quyền thổ tả thời XHCN.
Khi vụ án xảy ra, ban đầu có đến 2 nhân chứng là ông Đinh Vũ Thường và Phùng Phụng Hiếu. Trong đó Phùng Phụng Hiếu là nhân chứng đầu tiên phát hiện Nguyễn Văn Nghị xuất hiện ở bưu điện trước khi xảy ra án mạng. Nghị được xác định là người yêu của một trong hai nạn nhân. Trong đêm xảy ra vụ án, Phùng Phụng Hiếu có thấy Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi. Còn Vũ Đình Thường thì khai lúc 19 giờ 39 phút 22 giây có thấy một thanh niên ngồi phía trong bưu điện và nhìn thấy chiếc xe Dream nhưng không thấy biển số xe chứ không biết hung thủ là ai. Nói chung cả 2 nhân chứng chẳng ai thấy Hồ Duy Hải xuất hiện ở Bưu Điện trước lúc xảy ra án mạng cả. Qua lời khai của Phùng Phụng hiếu, cơ quan điều tra đã từng tạm giữ và lấy lời khai của Nghị, nhưng sau đó toàn bộ thông tin về Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án.
Khi những lời khai của Nghị bị rút khỏi hồ sơ vụ án, thì cơ quan điều tra cũng gạt lời khai của Phùng Phụng Hiếu ra khỏi hồ sơ luôn. Chưa hết, khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án Nhân Dân tỉnh Long An cũng không mời Đinh Vũ Thường lên để thẩm vấn. Điều này đã được chính Đinh Vũ Thường xác định với luật sư bào chữa Hồ Duy Hải và có viết biên bản xác nhận. Như vậy là qua đây chúng ta thấy có hành động chạy án của cơ quan điều tra lẫn cơ quan xét xử. Họ chạy án cho ai thì chắc mọi người cũng không khó hình dung.
Đấy là về nhân chứng, còn với vật chứng thì cơ quan điều tra đã cố tình ngụy tạo lộ liễu không kém. Cụ thể trong kết luận của hồ sơ điều tra nó nói rằng, Hồ Duy Hải đã dùng dao cắt cổ, dùng thớt đập vào đầu nạn nhân. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tang vật gốc đâu thì lại không có. Bởi vì cơ quan điều tra đã vội vã hủy vật chứng ngay sau khi khám nghiệm hiện trường, và thay vào đó họ đã mua dao và thớt ở chợ để dùng làm chứng cứ giả buộc tội Hồ Duy Hải. Còn trơ tráo hơn nữa, công an điều tra còn tự vẽ con dao gây án rồi ép Hồ Hải xác nhận.
Chưa hết, kết luận giám định chỉ ra những dấu vân tay trên cửa kính và trên vòi nước ở lavabo đều không trùng với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải. Mà như ta biết, khi làm Chứng Minh Nhân Dân, chính quyền đã lưu 10 dấu vân tay của mọi công dân. Với kho lưu trữ vân tay đó, chính quyền hoàn toàn có thể truy ra dấu vân tay của bất kỳ ai ai nếu họ cần, thế nhưng với 10 dấu vân tay tại hiện trường vụ án mạng này cơ quan điều tra lại ém. Họ ém để làm gì thì có trời mà biết được. Và đáng ngờ hơn nữa là hồ sơ kết quả giám định dấu vân tay đã bị rút khỏi tập hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND tỉnh Long An cho rằng “dấu vân tay không giám định được” như là lời nói đỡ cho sự tắc trách của cơ quan điều tra.
Vậy câu hỏi đặt ra là, ai có thể điều khiển được cơ quan điều tra ngụy tạo bằng chứng? Ai đã thọc tay vào kho lưu trữ của cơ quan điều tra rút lấy hồ sơ về dấu vân tay đem giấu? Và ai đã điều khiển được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Long An từ chối yêu cầu truy ra dấu vân tay thật của người gây án?
Điều mà ai cũng thấy đó là tất cả những gì liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút hồ sơ. Vậy câu hỏi đặt ra là, Nguyễn Văn Nghị là ai? Theo Wikipedia thì mô tả Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nghiện ma túy là người theo đuổi Nguyễn Thị Ánh Hồng (một trong hai nạn nhân bị sát hai). Đêm xảy ra án mạng, Nghị có mặt tại bưu điện. Từ 20 giờ 10 phút đêm đó, Nghị uống cà phê với bạn tại một quán cà phê khu vực Cầu Voi và được chủ quán cà phê xác nhận thời gian. Tuy nhiên, bao năm qua trên mạng còn xuất hiện những tin tức không chính thống cho rằng. Nguyễn Văn Nghị là cháu của bà Trương Mỹ Hoa – cựu phó chủ tịch nước. Mà ai cũng biết Trương Mỹ Hoa là chị vợ của Lê Thanh Hải – cựu bí thư Sài Gòn. Được biết, gia tộc Lê-Trương là một gia tộc rất mạnh ở khu vực miền nam không thua gì gia tộc Nguyễn Tấn Dũng.
Thực hư gia thế của Nguyễn Văn Nghị thế nào thì chưa rõ vì chẳng có cơ quan ngôn luận chính thống nào xác nhận, và gia tộc Lê-Trương cũng im lặng. Thế nhưng có một điều ai cũng thấy là đang có một cánh tay quyền lực cực mạnh can thiệp vào vụ án để chạy tội cho đối tượng Nguyễn Văn Nghị. Nếu Nguyễn Văn Nghị là thường dân, liệu anh ta có được quyền lực che chở đến thế không? Chắc chắn là không.
Hôm nay là ngày xử đầu tiên của phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Bằng chứng vô tội của Hồ Duy Hải thì xem như đã đủ. Thế nhưng số phận của Hồ Duy Hải như thế nào thì không thể biết trước được, vì sao? Vì bản chất của tòa án Cộng Sản là không bao giờ vì công lý mà nó chỉ vì quyền lực, thế nên dù chứng cứ vô can đã rõ mười mươi thì cũng không ai dám chắc rằng Hồ Duy hải thoát tội. Chỉ mong rằng bàn tay đen của thứ quyền lực bẩn đang điều khiển hệ thống tư pháp ép chết Hồ Duy Hải trong suốt 12 năm qua nó không thể vươn tới Hà Nội. Chỉ mong thế, chứ nếu nó thọc tới thì xem như Hồ Duy Hải hết cứu.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/giam-doc-tham-vu-an-ho-duy-hai-xuat-hien…
Leave a Comment