Phạm Văn Đồng được sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông ta xuất thân trong một gia đình quan lại có cha là một quan chức tòa án cấp cao ở Huế và là thư ký của vua Duy Tân. Có thể nói, với vị trí ấy ông ta là một công tử đương thời. Con nhà có thế lực, được cho ăn học đến nơi đến chốn trong một xã hội mà hầu hết người dân đều mù chữ. Được học trường Tây và thông thạo Tiếng Pháp.
Năm 1945 lợi dụng khoảng trống quyền lực, Việt Minh cướp chính quyền và thành lập chính phủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1946 Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời được thành lập với 4 đảng tham gia gồm đảng: Việt Minh; Đảng Dân Chủ; Đảng Việt Cách; và Đảng Việt Quốc. Đến ngày 6 tháng 1 năm 1946 thì Quốc hội khóa 1 được bầu và là Quốc hội đa đảng phái với 4 đảng tham gia là: Đảng Việt Minh; Đảng Dân Chủ; Đảng Xã Hội; Đảng Việt Quốc; Đảng Việt Cách. Ngày đó, Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh cho làm bộ trưởng tài chính và là kiêm trợ lý chính của Hồ Chí Minh tham dự Hội Nghị Fontainebleau từ 6 tháng 7 năm 1946 cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1946. Và trong Hội Nghị đó, Phạm Văn Đồng đã thất bại hoàn toàn trong việc đòi hỏi độc lập cho Việt Nam.
Sau hội nghị thất bại ấy, thì tháng 11 năm 1946 Pháp đánh ra Bắc và đến tháng 12 Pháp đánh Hà Nội và Việt Minh rút lên Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đồn trú để kháng chiến. Lúc đó Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ về tỉnh nhà Quảng Ngãi tuyển du kích để thực hiện nhiệm vụ bí mật. Điều đáng nói ở đây là Phạm Văn Đồng thành lập đội du kích không phải chống Pháp mà là để thanh trừng những người không Cộng sản trong chính phủ liên hiệp nhằm mục đích dọn đường cho Việt Minh độc chiếm chính quyền về sau. Điều này đã được tờ The Guardian dẫn trích trong bài “Pham Van Dong” đăng vào ngày 2 tháng 5 năm 2000.
Hồ Chí Minh lập mưu và Phạm Văn Đồng thực thi. Với mưu đồ cực thâm, liên minh Đồng – Hồ đã gặt hái được thành công mĩ mãn. Kẻ nào ngoan cố thì bị giết, kẻ nào đánh hơi sớm thì tháo chạy, còn kẻ nào dám phản bội đảng mình theo Việt Minh thì sống. Lúc đó những người nổi tiếng như Nguyễn Hải Thần (Việt Cách), Nguyễn Tường Tam – Bộ Trưởng Ngoại Giao (Việt Quốc), và Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) đã phải tìm cách tháo chạy. Ngoài ra còn có Khái Hưng (Việt Cách) bị giết, Hoàng Văn Hoan (Việt Cách) thuần phục vv..
Với thành tích sắt máu như vậy, năm 1951, Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức phó thủ tướng và trước khi Pháp đầu hàng năm 1954, ông lại được Hồ Chí Minh bổ nhiệm vào chức bộ trưởng ngoại giao. Có thể nói, chính nhờ Phạm Văn Đồng mà năm 1954 sau khi thắng Pháp, Hồ Chí Minh mới có một chính quyền rặt một màu Việt Minh như vậy. Và để thưởng công cho cánh tay phải của mình, ngày 20 tháng 9 năm 1955, ông Hồ Chí Minh trao cho Phạm Văn Đồng chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, chức mà ông ta giữ nó mãi đến 32 năm sau. Có thể nói, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng là cặp bài trùng rất ăn khớp nhau từ ý tưởng đến hành động. Đây là một cặp lãnh đạo gây ra thảm họa rất lớn cho Việt Nam.
Cũng trong bài viết “Pham Van Dong”, thì tờ The Guardian của Anh Quốc đã cho biết, ông Hồ Chí Minh đã ví Phạm Văn Đồng như là một con người khác của ông ta (my other self). Điều này cho thấy rõ ràng là những gì Phạm Văn Đồng làm đều là xuất phát từ tư tưởng của Hồ Chí Minh. Nếu ráp nối hành động của Hồ Chí Minh từ lúc thanh trừng người ngoài Việt Minh đến khi chỉ thị cho Phạm Văn Đồng kí công hàm bán nước, thì rõ ràng chúng ta thấy hiện ra một âm mưu lớn. Nếu giả sử như không có sự thanh trừng sắt máu của Phạm Văn Đồng, thì liệu những người như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần có để cho ông Phạm Văn Đồng ký cái công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958 quái quỷ đó không? Thế mới thấy cái công hàm ấy không phải là sự “bất cẩn” hay “chủ quan” nào của cặp Đồng – Hồ, mà nó có cả một lộ trình được hoạch định tính toán công phu từ trước.
Và với hành động như vậy, thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi rằng, liệu Hồ Chí Minh là ai mà bán nước theo một kịch bản công phu và bài bản như vậy? Cho nên có người nghi ngờ về gốc gác Hồ Chí Minh không phải là không có cơ sở. Còn Phạm Văn Đồng thì sao? Ông ta là người có gốc Việt chính cống, nhưng vì tham vọng chính trị quá lớn nên đã tham gia cùng Hồ Chí Minh vạch ra một lộ trình bán nước cho giặc với kẻ thiết kế người thi hành rất ăn ý. Rồi đây, lịch sử sẽ nguyền rủa Phạm Văn Đồng như Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Ông ta không có tư cách để đứng trong lòng dân. Ngày nay, cái tên “Phạm Văn Đồng” được đặt cho những con đường lớn trong đô thị như là một kẻ có công lớn với ĐCS. Nhưng đó là với đảng, còn với dân, ông ta là một kẻ bán nước không hơn không kém./.
Đỗ Ngà
Tham khảo:
https://www.theguardian.com/news/2000/may/03/guardianobituaries
Leave a Comment