Xinđừng chính trị hóa con virus này. Nếu không muốn có thêm nhiều túi xác, hãy kiềm chế chính trị hóa vấn đề. Thông điệp ngắn gọn của tôi là: xin hãy cách ly việc chính trị hóa Covid-19. Sự đoàn kết của đất nước các anh là rất quan trọng để đánh bại con virus nguy hiểm này” – Đài CNN ngày 9-4 dẫn lời tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (*)
“WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra do việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc” – cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley viết trên Twitter.
Tuần trước, nghị sĩ Mỹ Marco Rubio kêu gọi tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì đã để tổ chức này bị Bắc Kinh thao túng.
WHO từng ra tuyên bố “không ủng hộ” lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc do Tổng thống Donald Trump ban hành ngày 31-1. Khi đó WHO cho rằng “giới hạn luồng hàng hóa và con người trong khủng hoảng y tế cộng đồng không hiệu quả trong phần lớn tình huống, có thể làm tiêu hao tài nguyên dành cho các biện pháp khác”. Dường như cũng đã có lúc nhiều chính trị gia của đảng cộng sản Việt Nam cũng chìu theo cách nghĩ đó về Trung Quốc giống như Tedros Adhanom Ghebreyesus.
“Đừng có đóng biên giới với Trung Quốc, xin đừng làm thế” – ông Trump nhại lại giọng văn của WHO – “Bọn họ có nhìn thấy gì đâu. Họ đã không thấy và không báo cáo. Còn nếu họ đã chứng kiến, tức là họ đã che giấu”.
WHO đang vấp phải nhiều chỉ trích về các thông tin đưa ra trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19. Nhiều ý kiến cho rằng WHO đã quá tin tưởng Trung Quốc, trong khi một số khác đổ lỗi cho tổ chức này chậm trễ trong việc tuyên bố đại dịch.
Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso mới đây nói rằng nhiều người gọi WHO là “Tổ chức Y tế Trung Quốc”. Trong khi đó, các quan chức Đài Loan cho biết WHO đã phớt lờ các cảnh báo của họ về virus corona chủng mới.
Hiểu theo nghĩa nào đó, cần thiết có góc nhìn về chính trị hóa dịch bệnh, vì đó còn là yếu tố dịch tễ. Đơn cử, người Việt có câu ‘năm nghi, mười ngờ’ của chuyện ‘một lần bất tín, vạn sự bất tin’. Thể chế chính trị của Trung Quốc lâu nay vốn luôn che giấu nhiều vụ việc, trong đó có cả việc dịch hô hấp gây chết người ở Vũ Hán từ tháng 11-2019. Cho đến tận hôm nay, những sự thật về dịch tễ đại dịch mang tên Covid-19 ở Trung Quốc, vẫn chưa ai dám khẳng định đó có phải là câu chuyện của nửa ổ bánh mì hay không?
Từ câu chuyện của tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho thấy vai trò đứng đầu của một tổ chức rất quan trọng khi đứng trước một vấn đề mang tính sống còn, đòi hỏi cần có những quyết sách trúng đích.
Điều này tương tự như chính trị Việt Nam lâu nay, công luận có quyền ngờ vực về mối quan hệ thân Trung nào đó của chính khách chóp bu Việt Nam, dẫn đến việc cố tình làm nhẹ đi nhiều tin tức về Trung Quốc đang xâm lược biển đảo của Việt Nam; và cả chuyện Trung Quốc đang biến Việt Nam thành công xưởng kiểu nhiệt điện than, Formosa Hải Phòng, Bauxite ở Tây nguyên,…
________________
Chú thích:
(*) https://edition.cnn.com/2020/04/08/politics/who-responds-trump-claims-coronavirus/index.html;
tham khảo
https://edition.cnn.com/2020/04/08/opinions/coronavirus-who-criticism-opinion-bociurkiw/index.html
Leave a Comment