Quảng Cáo

Bạn làm gì khi nhận được giấy mời giấy triệu tập của cơ quan công an?

Quảng Cáo

Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự đã qui định rất rõ ràng những đối tượng có thể phải nhận giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng trong thực tiễn, các cơ quan công an, an ninh vẫn đưa giấy triệu tập một cách tùy tiện, thậm trí còn cưỡng chế, bắt cóc những công dân không thuộc các đối tượng có thể nhận giấy triệu tập đã được qui định trong luật.

***

Giấy triệu tập được gửi cho ai?

Giấy triệu tập là loại giấy do các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án đưa ra theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

– Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm khoản 3 Điều 61).

– Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm a khoản 3 Điều 61).

– Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 4 Điều 62).

– Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 63).

– Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

– Người làm chứng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 4 Điều 66).

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Như vậy, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Về thủ tục gửi, nhận và thi hành giấy triệu tập, giấy triệu tập được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị triệu tập làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người bị triệu tập.

Hầu hết những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, hoạt động xã hội dân sự, bảo vệ môi trường,… ở Việt Nam đều bị cơ quan cảnh sát, an ninh đưa giấy triệu tập một cách trái pháp luật.

Vì vậy, khi chính quyền địa phương mang giấy triệu tập đến, chúng ta phải yêu cầu họ làm rõ tư cách của chúng ta khi bị triệu tập.

Nếu trong giấy triệu tập không ghi rõ tư cách của người bị triệu tập, thì chúng ta có quyền từ chối nhận và chúng ta yêu cầu đại diện chính quyền địa phương phải thông báo cho cơ quan đã phát giấy triệu tập phải ghi rõ tư cách của người bị triệu tập trong giấy triệu tập lần sau nếu có.

Chúng ta không có bất kỳ một trách nhiệm hay nghĩa vụ nào với các giấy triệu tập không ghi rõ tư cách của người bị triệu tập.

Việc chúng từ chối chấp hành những giấy triệu tập không ghi rõ tư cách của người bị triệu tập thì không vi phạm pháp luật và không bị cưỡng chế.

Người dân có nghĩa vụ gì khi nhận được giấy mời?

Thực tế, rất nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập tức những người bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, điều tra viên chỉ được phép dùng giấy mời công dân đến làm việc.

Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.

Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux