Điều 109 và điều 117 của Bộ luật hình sự: khá mơ hồ, dễ suy diễn

Nhà báo Phạm Chí Dũng
- Quảng Cáo -

Nguyễn Nam – (VNTB) – Cùng nằm trong nhóm hành vi của “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, nhưng trong khi tội danh ‘lật đổ chính quyền’ là dễ nhận ra, nhưng ‘chống nhà nước’ lại khá mơ hồ, dễ suy diễn.

Cần hỗ trợ tư pháp của Hoa Kỳ về chống khủng bố

Tin tức trên báo chí cho biết, trưa 2-4, đại tá Lâm Thành Sol – thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, phó giám đốc Công an tỉnh An Giang – thông báo Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Thị Kim Phượng về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017.

Nhà chức trách cho biết bà Nguyễn Thị Kim Phượng đã rủ rê, móc nối được một số người tham gia vào tổ chức, đồng thời tiến hành “trưng cầu dân ý” được 159 người để bầu cho Đào Minh Quân làm “Tổng thống Đệ III Việt Nam Cộng hòa”.

Ngày 30/01/2018, Bộ Công an có thông báo về tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” – http://bocongan.gov.vn/khungbo/Pages/bai-viet-to-chuc-khung-bo.aspx?ItemID=1. Thông báo này cho biết tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ”, có trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, CA 92814, Mỹ; điện thoại 7605233011; trang web: chinhphuquocgia.com, cuutuchinhtri.org, phamvanlong.com, cpqgvnlt.com.

- Quảng Cáo -

Người cầm đầu tổ chức này là ông Đào Minh Quân (Đào Văn), sinh 27/7/1952 tại Thừa Thiên – Huế, quốc tịch Mỹ, trú tại Santa Ana, California, Mỹ, tự xưng “Thủ tướng” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; Quách Thế Hùng, sinh 01/4/1948, trú tại 5386 Somerset St, Los Angeles, California 90032, Mỹ; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa), sinh 1968, quốc tịch Mỹ; Phạm Lisa (Phạm Anh Đào), sinh 1979, trú tại 614 Progressive Way, Denmark, South California 29042, Mỹ. (dừng trích).

Với những nội dung cụ thể như ở thông báo của Bộ Công an, cho thấy cáo buộc về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 trong trường hợp như bà Nguyễn Thị Kim Phượng là căn cứ rõ ràng về yêu cầu của hành động được gọi là ‘lật đổ chính quyền’.

Và cần thiết ở đây là yêu cần sự hỗ trợ tư pháp của Hoa Kỳ trong vụ án liên quan đến dấu hiệu khủng bố của ông Đào Minh Quân, một công dân quốc tịch Mỹ. Thời gian qua ở Việt Nam có khá nhiều công dân Việt đã bị đi tù vì tham gia vào tổ chức của ông Đào Minh Quân, rồi sau đó nhận tiền bạc từ nước ngoài chuyển về để thực hiện các vụ việc mang tính khủng bố như đặt mìn tại trụ sở công an, sân bay, cơ quan hành chính,…

Có nên cầm tù tư tưởng?

Cũng trong nhóm hành vi của “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, Chương XIII, Bộ luật hình sự, với điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì cáo buộc cho lằn ranh ‘chống nhà nước’ hoàn toàn không rõ ràng như ‘lật đổ chính quyền’ từ tổ chức được coi là khủng bố như vụ án vừa khởi tố ở An Giang.

Có thể đơn cử qua vụ án ông Phạm Chí Dũng vẫn trong giai đoạn gia hạn điều tra.

Theo bài báo “Chính phủ Việt Nam trả lời chuyên gia nhân quyền LHQ về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng” – https://vietnamthoibao.org/vntb-chinh-phu-viet-nam-tra-loi-chuyen-gia-nhan-quyen-lhq-ve-viec-bat-giam-ong-pham-chi-dung/, thì ông Phạm Chí Dũng đã “đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội”.

Lập luận theo cách hiểu trong mẫu câu trích ở trên, có thể hiểu là ông Phạm Chí Dũng nằm trong một tổ chức chính trị nào đó, và tổ chức này có ý định hướng tới ‘lật đổ chính quyền’ tương tự như tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Thế nhưng trên thực tế thì cho đến hiện tại, tổ chức mang tên Hội nhà báo độc lập Việt Nam mà ông Phạm Chí Dũng giữ vị trí chủ tịch hội, lại chưa bao giờ cổ súy cho hành động ‘lật đổ chính quyền’.

Các tổ chức khác như Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam mà ông Phạm Chí Dũng là thành viên, thì cũng không thấy đưa ra chủ trương kích động lật đổ chính quyền.

Còn thế nào là “bài báo xuyên tạc sự thật, kích động…” thì lại tùy thuộc vào cái gọi là ‘giám định tư tưởng’, một lãnh vực không được ghi trong Luật Giám định tư pháp, nhưng thường bắt gặp trong hồ sơ tố tụng các vụ án liên quan điều 117 (trước đây là điều 88).

Trong khi đó nếu căn cứ vào Luật Điều ước quốc tế, thì tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến, là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận.

Từ chối quyền tự do tư tưởng của một người là từ chối quyền tự do căn bản nhất của con người, quyền suy nghĩ về chính bản thân họ. Đây là quyền tự do quan trọng được nêu trong luật nhân quyền của Liên hiệp quốc. Và cũng vì lẽ đó nên trong Luật Giám định tư pháp của Việt Nam không có điều khoản nào điều chỉnh hành vi pháp lý của ‘giám định tư tưởng’.

Ngay cả ở Thông tư số 23/2019/TT-BYT, về “Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần” cũng không có đề mục nào liên quan đến ‘giám định tư tưởng’.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here