ST|
Nhiều người thấy tỷ lệ lây nhiễm của Đức tăng nhanh quá, chia buồn.
Thật ra không nên nhìn nhận sự việc theo cách ấy. Những gì nước Đức đang làm hiện nay là để lây lan trong sự kiểm soát, tức là không quá nhanh đến mức y tế không ứng phó kịp. Nói một cách khác, lây lan đúng quy trình, chỉ là có hơi nhanh quá so với dự kiến của các chuyên gia. Vì thế, chúng ta đang làm cho nó chậm lại.
Ngay từ đầu, Giáo sư viện trưởng viện vi trùng học Christian Drosten khả kính đã đưa ra một phác đồ cho con Vi rút Vũ Hán này.
Phác đồ đó là, một dịch bệnh theo tự nhiên, nếu không có thuốc trị, phải đạt đến tỷ lệ lây nhiễm từ 60-70% mới đạt độ miễn dịch cộng đồng. Một người trung bình lây nhiễm cho 2-3 người. Khi nào một người chỉ còn lây nhiễm cho 1 người, thì sẽ giảm dần và hết. Tỷ lệ này theo tính toán là hai năm, theo ông Drosten. Ước tính sẽ có ít nhất 50 triệu người Đức lây nhiễm và con số tử vong có thể lên tới vài trăm ngàn.
Nước Đức đã chuẩn bị rất kỹ cho kịch bản này trong cuộc chạy đua với thời gian. Về y tế, 28 ngàn giường bệnh có máy trợ thở đã hoạt động và chục ngàn máy nữa đã được quân đội đặt thêm. Để đối phó với tình trạng thiếu nhân viên y tế, các bác sĩ về hưu đã được huy động, nhiều tình nguyện viên cũng tự nguyện tham gia. Các tiểu bang đều trưng dụng câu lạc bộ, hội chợ, khách sạn… để xây thêm bệnh viện dã chiến. Hiện tại, nước Đức có khả năng test 160 ngàn người mỗi tuần. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Nước Đức không cưỡng chế cách ly, nhưng việc cách ly tại gia khi chỉ mới có dấu hiệu nghi ngờ được kiểm tra khá hiệu quả, dựa trên tính tự giác của người dân và cảnh sát, khi cần.
Về chiến lược, Đức đã tiến hành từng bước từ nhẹ đến mạnh kiểu cuốn chiếu, tránh shock cho dân chúng. Từ Shutdown (ngưng sinh hoạt) đến Ausgangsbeschränkung (hạn chế ra ngoài), từ nhắc nhở đến cưỡng chế, trong vài ngày, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ở nhà, tránh lây lan. Thủ tướng đã có mặt khi cần thiết, bài diễn văn chấn động nước Đức của bà như một lời kêu gọi vừa thống thiết, vừa đầy sức mạnh bao quát và thuyết phục. Nước Đức đã chính thức bước vào cuộc chiến có 102 trong lịch sử mà không cần nhiều lời to tát.
Về kinh tế, đây chính là điểm mấu chốt khiến Đức “một mình một kiểu”. Đức giàu. Sau bao nhiêu năm tích cóp, đây là lúc anh nhà giầu móc hầu bao. 1,2 ngàn tỷ € cho cuộc chiến này. Trong đó, 156 tỷ cho an sinh xã hội, 500 tỷ cho hỗ trợ kinh tế. Họ chi mạnh chỉ để công dân của họ an tâm ngồi nhà, không lo sinh kế, không đi lại lung tung tránh lây lan nhanh hơn nữa. Như Giáo sư Christian Drosten cảnh báo: Phải làm chậm lại sự lây lan. Nếu không chúng ta sẽ thất bại!
Tại sao lại hai năm? Có đúng là sẽ có tới 50 triệu người Đức sẽ mắc dịch không? Có đúng là sẽ gần 3 trăm ngàn người chết không? Xin thưa. Điều đó phụ thuộc vào các bạn.
Nếu chúng ta đạt chuẩn lây nhiễm quá nhanh khi chưa chế được vaxin, thì tỷ lệ ấy đúng là như thế. Nếu kiểm soát được con số lây nhiễm, tổn thất sẽ ít hơn nhiều.
Tôi nói không cần chia buồn với nước Đức vì con số 30 ngàn người lây nhiễm tính đến lúc này. Hãy nhìn vào con số khiêm tốn: 123 ca tử vong, thấp nhất thế giới: 0, 3%. (So với Pháp 4.6% và Ý, 8.5%). Tất cả người ở nhà đều không cần lo sinh kế. Siêu thị vẫn đầy ắp thực phẩm, trừ giấy toilet và nước sát trùng. Không sao. Ở nhà, không cần sát trùng. Và nếu không có giấy ta có thể thay bằng thứ khác. Ví dụ… que.
Vậy đừng chia buồn với nước Đức nữa nhé. Hãy mong được như họ. Một chính phủ vì dân. Một thể chế minh bạch, dân chủ. Một nền dân trí cao với sự điềm tĩnh và nhất trí cộng đồng đáng nể trọng.
Để giải thích thêm về sự bình tĩnh của người Đức trong đại dịch covid 19, ngoài việc tin tưởng vào quyết sách của chính phủ, thì có một yếu tố rất khó phủ nhận, là họ đã được rèn luyện qua các vụ cúm mùa. Sau đây là một vài con số:
Một vài số liệu về bệnh cúm ở Đức:
(Dịch cúm thường bắt đầu từ tháng 9/10 năm trước đến tháng 2/3 năm sau)
Năm 2018/2019:
- Số người bị nhiễm :182.000
- Tử vong : 954
- Thời gian diễn biến: 13 tuần.
Năm 2017/2018:
- Bị nhiễm: 334.000
- Tử vong: 1674
- Thời gian diễn biến: 15 tuần.
Năm 2016/2017:
- Bị nhiễm: 114.000
- Tử vong: 722
- Thời gian: 13 tuần.
Năm 2015/2016:
- Bị nhiễm: 71.000
- Tử vong: 237
- Thời gian: 14 tuần.
Năm 2014/2015:
- Bị nhiễm: 70.000
- Tử vong: 274
- Thời gian: 15 tuần.
Năm 2013/2014:
- Bị nhiễm: 6.200
- Tử vong: 23
- Thơi gian: 7 tuần.
Năm 2012/2013:
- Bị nhiễm: 66.000
- Tử vong:196
- Thời gian: 19 tuần.
Như vậy, so với cúm mùa, covid 19 cũng chỉ là… cái đinh. Dù cái đinh này rất dài và rất to.
Túm lại mọi người cứ bình tĩnh để chống dịch./.
( nguồn ST)
Leave a Comment