Thiên đường xã hội chủ nghĩa nó có hình dàng ra sao ?

Tấm biển báo là cách để thu hút sự chú ý vào số lượng trẻ em bị bỏ rơi đang tăng dần.
- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Chủ nghĩa xã hội Venezuela đã đưa đất nước này đến tận cùng của đói nghèo, vậy mà đến giờ nó vẫn không sụp bởi đơn giản là nhóm chính trị có chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội cho nước này vẫn đang nắm quyền và chưa có dấu hiệu gì cho thấy nó sụp đổ. Sức dân chưa đủ mạnh để quét nó đi nên thảm cảnh như vậy không biết khi nào chấm dứt.

Hiện nay xã hội Venezuela có thể là đang ở vào tình cảnh tận cùng của xã hội loài người. Dân nghèo đói đến nỗi những viên thuốc tránh thai rẻ tiền họ cũng không có tiền mua. Chính vì thế việc sinh con ngoài ý muốn xảy ra rất nhiều nhưng mà khả năng nuôi con thì không thể. Kết quả là rất nhiều bà mẹ sinh con lại vứt bỏ giọt máu của mình. Quá ác! Hiện tượng này nhiều đến nỗi, chính quyền phải dựng bản cấm vứt con ở nơi công cộng như là những bản chỉ đường. Có thể nói, trong lịch sử loài người, chưa có thời kỳ nào mà xã hội loài người bị đẩy đến tận đáy như thế. Cái đáy ở đây không chỉ là là cái đáy của đói nghèo mà nó còn là cái đáy của sự vô nhân đạo. Đến con vật còn không thể vứt bỏ con mình, vậy mà trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa này con người vẫn có thể đạt tới sự vô nhân đạo đáng sợ như thế. Còn ác hơn cả loài cầm thú. Kinh khủng!

Quan hệ giữa chính quyền và xã hội là quan hệ kiểu nguyên nhân kết quả, hay nói đúng hơn là chính quyền nào thì xã hội đó: chính quyền bất nhân thì đạo đức xã hội thấp; chính quyền tham lam thì xã hội đầy rẫy trộm cướp lừa đảo; chính quyền dối trá thì xã hội thiếu vắng lòng tin vv.. Chính những cặp nguyên nhân-kết quả đó mà nó đã sản sinh ra một xã hội bát nháo đầy cạm bẫy cho người lương thiện. Hiện nay, tuy chưa rơi vào thảm cảnh như Venezuela nhưng xã hội Việt Nam đang mang đầy đủ những thứ xấu xa. Chỉ cần kinh tế rơi vào khủng hoảng, những thứ xấu xa đó sẽ được dịp nở rộ như nấm sau mưa mà thôi.

- Quảng Cáo -

Người ta nói “bần cùng sinh đạo tặc” mà?! Hiện nay xã hội Việt Nam chưa bần cùng thì cái “đạo tặc” nó vẫn tồn tại đấy nhưng nó đang ở mức người dân Việt Nam còn chấp nhận được và họ thấy đó là bình thường. Nhưng nếu một ngày nào đó kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng như Venezuela thì những thứ như trộm cướp, tội ác, lừa đảo sẽ bùng nổ không khác gì xã hội Venezula bây giờ.

Có lẽ khi đề cập đến một ngày nào đó Việt Nam sẽ như Venezuela thì chắc chắn không mấy ai tin, vì rõ ràng đất nước vẫn “phát triển” kia mà? Vẫn tăng trưởng cao kia mà? Việt Nam đã ký được những hiệp định thương mại với cả khối EU kia mà? Việt Nam đã làm bạn với Mỹ rồi kia mà? Nói chung là rất nhiều lí do để cho rằng Việt Nam sẽ không thể như Venezuela. Vâng! Đúng là như vậy, nhưng ta nên nhớ, bắt tay với kẻ mạnh đó là để ta có cơ hội mạnh lên mà thôi chứ không phải chắc chắn ta sẽ mạnh. Nếu không tận dụng được cơ hội thì những nỗ lực kia cũng không có ý nghĩa gì cả. Điều mà ai cũng nhận thấy là cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải là nền kinh tế phát triển bền vững dù đã thay đổi mô hình kinh tế được 34 năm rồi. Như ta biết, Việt Nam và Venezuela ngoài sự giống nhau là mô hình kinh tế – chính trị kiểu XHCN thì nó còn giống nhau ở sự thiếu bền vững của nền kinh tế.

Nhà vững chắc hay không thì khi gặp thiên tai là biết ngay. Nền kinh tế có bền vững không thì khi gặp khủng hoảng thì biết liền. Venezuela vẫn rất tốt, vẫn an sinh xã hội tốt cho đến năm 2014 khi giá dầu thế giới rơi tự do thì lúc đó nền kinh tế Venezuela cũng lao dốc không phanh. Và cho đến hôm nay, dù giá dầu đã có nhích lên khá cao nhưng đã quá muộn, từ căn bệnh kinh tế thì con bệnh Venezuela đã bị biến chứng qua phần xã hội và chính trị. Xã hội loạn lạc con người không những ác với nhau mà còn ác với cả đứa con mình sinh ra, chính trị thì rối ren loạn lạc. Tình hình rối ren cứ kéo dài mà không thể nào vãn hồi được nữa vì kiểu chính trị cũ chưa bị loại bỏ.

Trên thế giới, nền kinh tế nào cũng có lúc trải qua giông bão. Mỹ cũng gặp nhiều cơn bão lớn kể từ thời kỳ đại suy thoái 1929-1930 thế nhưng họ vẫn vững, Hàn Quốc cũng gặp cơn bão khủng hoảng tài chính năm 1997 rồi sau đó họ vẫn vững, Nhật Bản cũng gặp thời kỳ bong bóng 1986-1991 nhưng đến giờ kinh tế họ vẫn vững mạnh vv… Đó là minh chứng cho thấy, những cơn bão khủng hoảng sẽ không chừa một ai. Đã là cơn bão thì không thể đoán trước, chính vì thế, muốn trụ vững thì chỉ có thể xây dựng ngôi nhà kinh tế của mình cho thật vững chắc mà thôi. Chỉ có những nền kinh tế nào biết dựa vào nội lực thì mới trụ được trước những rủi ro khôn lường đó. Nền kinh tế Mỹ, Nhật, Hàn là những căn nhà kiên cố, còn nền kinh tế Venezuela chỉ là một căn nhà trên cát. Cho nên kết quả nền kinh tế Venezuela đã phải sụp đổ sau cơn bão khủng hoảng rớt giá dầu.

Việt Nam dưới bàn tay cai trị của ĐCS sẽ tiến đến phồn vinh hay sẽ rơi xuống địa ngục như Venezuela? Để đưa đất nước đến phồn vinh thì ĐCS không thể vì họ không đủ tầm, nhưng để duy trì tình trạng dân thiếu thốn mà không chết đói như hiện nay thì việc đó nằm trong tầm tay của họ. Mà cứ nếu duy trì tình trạng nghèo nhưng không đói như vậy thì rất mong manh. Trong một, hai, hay ba thập kỷ thì thế nào cũng có cơn bão khủng hoảng kinh tế ập đến. Nếu nhỏ thì có thể thoát, nhưng lớn thì xã hội Việt Nam sẽ rơi vào thảm cảnh như Venezuela thôi, chắc chắn. Venezuela đã đi đến cái đích cuối cùng của con đường xã hội chủ nghĩa cái đích ấy chính xác là địa ngục.

Nói thật, một xã hội mà con người sinh con ra rồi vứt con đầy đường, thì phải nói xã hội này còn hơn cả địa ngục. Đấy! Nó mới chính là tương lai “tươi sáng” đang chờ đợi Việt Nam, đấy cũng là cái đích cuối cùng của cái gọi là chủ nghĩa xã hội. Lúc đó nếu nhân dân Việt Nam không chịu đổi thay thì hãy vui vẻ mà sống với cái “thiên đường” ấy!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51686808

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here