Quảng Cáo

Vì sao ĐCS lúng túng? và cái nhìn ở khía cạnh kinh tế

Quảng Cáo

Đỗ Ngà|

Nền sản xuất của Việt Nam hiện đang đứng trên 3 chân trụ:

Chân trụ thứ nhất chính là nền sản xuất giản đơn của các doanh nghiệp Việt;

Chân trụ thứ nhì là sản xuất gia công. Vì trình độ của Việt Nam có hạn nên khi sản xuất đòi hỏi sự phức tạp hơn như cần áp dụng tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng và số lượng thì Việt Nam không đủ nguyên liệu nên phải nhập từ nước ngoài; và

Chân trụ thứ 3 đó là nền sản xuất có yếu tố công nghệ cao. Chân trụ này hiện chủ yếu là các doanh nghiệp FDI nắm.

Như vậy trong 3 chân trụ của nền sản xuất, chân trụ thứ 3 là của nước ngoài, còn 2 chân trụ kia thì theo lý thuyết là của Việt nhưng thực chất người Việt chỉ nắm một nửa, phần còn lại vẫn là trong tay người Trung Quốc. Đó là lý do tại sao những gì dính tới Trung Quốc, ĐCS không dám tách mình ra mà phải sống chết bám vào. Đấy là chỉ xét về khía cạnh kinh tế chứ chưa nói đến sự phụ thuộc chính trị.

Như ta biết, năm 2019 thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 117 tỷ đô, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ đô và nhập khẩu là 75,5 tỷ đô. Thực tế những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc là những thứ có chất lượng không cao, chính vì thế nó giải quyết hầu hết những sản phẩm cho nền sản xuất Việt Nam làm ra. Hay nói cho dễ hiểu thì Trung Quốc là bầu sữa nuôi sống nền sản xuất thô sơ của Việt Nam. Nếu cắt sữa thì nền sản xuất thô sơ này sẽ chết, đó là lí do tại sao mà nói chân trụ thứ nhất bị người Trung Quốc nắm một nửa là vậy.

Nền kinh tế Việt Nam còn rất yếu, chủ yếu là sản xuất đơn giản, còn nếu những ngành đòi hỏi sự phức tạp hơn thì hầu hết là họ chỉ biết gia công. Mà nền sản xuất gia công thì có thể nói, nguyên liệu đóng vai trò như thức ăn để nó tồn tại. Và thực tế hiện nay, Trung Quốc đang nắm phần lớn thị trường nguyên liệu của nền sản xuất gia công Việt Nam. Trong 75,5 tỷ đô nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thì ta có thể tạm chia làm 3 phần:

phần thứ nhất là để cung cấp thị trường tiêu dùng trong nước;

phần thứ 2 là cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất gia công;

và phần thứ 3 là mượn đường xuất khẩu sang EU và Mỹ để hưởng ưu đãi thuế.

Trong 3 phần đó thì phần thứ 2 quyết định sự sống còn của nền sản xuất gia công của Việt Nam. Đó là lý do tại sao nói chân trụ thứ 2 có một nửa đang nằm trong tay người Trung Quốc là vậy.

Như vậy nếu đóng cửa biên giới với Trung Quốc thì 2 chân trụ của người Việt cũng sẽ khó mà trụ được vì nó yếu đi một nửa. Đó là lí do tại sao hiện nay ĐCS Việt Nam đang lúng túng, cố chịu đấm ăn xôi quyết không đóng cửa đường biên giới với Trung Quốc mà tìm cách đối phó theo kiểu chuyện xảy ra đến đâu thì tìm cách chống đỡ đến đó. Không một kế hoạch rõ ràng, không một dự trù bài bản nào được vạch ra cả. Tất cả là tùy cơ ứng biến.

Việc đóng cửa biên giới chắc chắn khách du lịch từ Trung Quốc sẽ bị chặn và tất nhiên ngành du lịch sẽ thiệt hại, việc này kéo theo bất động sản nghỉ dưỡng cũng thất thu. Nhưng nói cho cùng, đó chỉ là thất thu tạm thời vì qua cơn đại dịch thì khách du lịch sẽ hồi phục nhanh chóng. Nhưng điều quan trọng là ngành sản xuất, khi ngành này ngã khụy thì kéo theo hàng loạt công ty phá sản và khi đó, chính phủ sẽ không thể cứu nổi.

Nói đến Hàn Quốc, thì sự phụ thuộc nền kinh tế Việt Nam vào nguồn đầu tư này không hề nhỏ. Năm 2019, Hàn Quốc dẫn đầu các nước đầu tư vào Việt Nam với gần 8 tỷ đô la, chiếm 20,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Như ta biết, Hàn Quốc không chỉ là quốc gia rót vốn vào FDI ở Việt Nam rất mạnh, mà quốc gia này còn đóng vai trò không nhỏ trong việc nuôi sống ngành du lịch Việt Nam. Được biết trong năm 2019, Hàn Quốc đã có đến 4,3 triệu lượt khách trong tổng số 18 triệu lượt, chỉ đứng sau Trung Quốc. Vậy là, sau Trung Quốc thì Hàn Quốc cũng đóng vai trò sống còn với nền kinh tế Việt Nam.

Như vậy nếu đóng cửa biên giới với Trung Quốc và Hàn Quốc thì nền kinh tế sản xuất Việt Nam bị đánh vào cả 3 chân trụ. Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy, dù muốn hay không ĐCS Việt Nam cũng không dám đóng cửa biên giới với 2 quốc gia này cho dù hiện nay nó là 2 trung tâm của ổ dịch lớn nhất thế giới. Nền kinh tế quá yếu và sống nhờ ổng thở của các nước khác đặt vào mồm nên không thể nào đủ can đảm cắt nó đi.

Việc không đóng cửa không có nghĩa là chắc chắn giữ được nguồn đầu tư nước ngoài ở lại. Việc có giữ được hay không nó phụ thuộc vào việc Việt Nam có trở thành ổ dịch thứ 3 của thế giới hay không. Anh không đóng cửa thì nguồn dịch bệnh sẽ tràn vào mạnh hơn. Mà khi nó tràn vào mạnh như thế thì Việt Nam sẽ có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch. Mà khi anh đã là ổ dịch anh không ngắt đường xuất nhập cảnh các nước thì các nước cũng sẽ chủ động né anh ra mà thôi. Vậy thì lúc đó, nền kinh tế Việt Nam chưa chắc gì đã chịu thiệt hại ít hơn so với quyết định đóng cửa ngay từ đầu.

Có thể nói, hiện nay việc đóng cửa hay không đóng cửa là bài toán vô cùng khó đối với ĐCS Việt Nam. Vì nền kinh tế quá phụ thuộc nước ngoài nên bây giờ bài toán này mới trở nên vô cùng khó khăn như vậy. Hiện nay chính quyền CS Việt Nam đang chọn cách mở cửa và kiểm soát thông tin để lừa mị dân rằng “Việt Nam không cần phải đóng cửa vì tình hình không có gì nghiêm trọng”. Mà để hợp thức hóa quyết định mở cửa thì bắt buộc ĐCS phải nắn số liệu cho thật nhỏ để lấy đó làm bằng cớ rằng “quyết định mở cửa là sáng suốt”.

Giờ chính quyền CS Việt Nam lỡ leo lưng cọp rồi, họ đang cố gắng phân loại và cách li để hy vọng dịch bệnh không bùng phát thành ổ dịch. Thực tế quyết định này của ĐCS không phải là sáng suốt mà là rất liều mạng. Vì sao? Vì đơn giản ĐCS Việt Nam cũng chỉ làm lại việc mà Hàn Quốc đã làm, nhưng cuối cùng Hàn Quốc vẫn thành ổ dịch đấy thôi. Như vậy nguy cơ Việt Nam trở thành ổ dịch thứ 3 cũng rất cao chứ chẳng an toàn gì cả. Giờ ĐCS chỉ mong sao con virus biết né Việt Nam, thì khi đó – khi mà thế giới hết dịch thì ĐCS sẽ có cơ hội vỗ ngực khoe khoang với nhân dân rằng ” Đấy! Thấy chưa? Đấy là thiên tài đảng ta đấy”. Còn nếu Việt Nam bị dịch bùng phát thật thì đảng cũng sẽ có phương án B. Đảng sẽ cho báo chí nhà nước và DLV hô hoán lên rằng “Đến quốc gia tiến bộ như Hàn Quốc còn không tránh khỏi thì làm sao Việt Nam thoát được?!”.

Vì vậy có thể nói, những gì ĐCS Việt Nam đang hành động một cách lúng túng hôm nay thì đấy cũng vì một điều, đó là đảng để sinh mạng nền kinh tế Việt Nam nằm trong tay nước ngoài quá nhiều nên mới khó khăn như vậy. Chỉ có thể để đổ bể tới đâu đối phó tới đó, còn nếu hành động dứt khoát theo yêu cầu của dân thì không thể. ĐCS cầm quyền thì thực tế cả kinh tế và chính trị thì Việt Nam không thể tự quyết được. “Độc lập ư? Đừng có mơ!” như là câu nói của một người Hàn Quốc nào đấy đã chửi người Việt Nam vậy! Thật là đau nhưng nó là chính xác. Tất cả cũng bởi ĐCS mà ra cả.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

http://m.vinanet.vn/…/kim-ngach-xuat-nhap-khau-viet-nam-tru…

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux