Anh Hoang- Truong Hoang
Kể từ khi thực hiện hiến pháp sửa đổi năm 2013, luật biểu tình đã được đưa ra thảo luận lần đầu vào năm 2015, nhưng sau 5 năm luật vẫn chưa được thông qua và ban hành. Dù cho quốc hội cũng như thủ tướng chính phủ đã khẳng định các quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý… đã được qui định rõ ràng là các quyền hiến định của người dân. Luật biểu tình cần được thông qua, bởi nếu không những cuộc tình diễn ra ở Việt Nam vẫn sẽ là vi phạm pháp luật ví dụ gây rối nơi công cộng, khích động mọi người tập trung gây mất trật tự an ninh.
Biểu tình đã không còn là hành động mới và bị coi là vi phạm pháp ở nhiều nước trên thế giới. Trong quá khứ, ở Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều cuộc biểu tình và theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: “Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội”. Nhìn vào lịch sử miền bắc Việt Nam cũng từng có quyền biểu tình được thông qua bởi Hồ Chí Minh. Hai tuần sau khi giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh về quyền biểu tình mà theo giải thích, quyền hội họp của người dân là quyền rất cơ bản. Hiến pháp năm 1946 được cụ thể hóa bằng quyền tự do hội họp và hội họp cũng có nội hàm là biểu tình. Hiến pháp năm 1959 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện cũng có hẳn một chữ “quyền được biểu tình”. Cho nên phải nhìn Luật biểu tình cả hai mặt chứ không thể nói một chiều.
Hiện nay với sự bùng phát dịch Covid-19, sáng 17/2 hàng trăm công nhân của TNHH Công ty JY Hà Nam (công ty sản xuất đồ chơi, trò chơi) huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đã ngừng việc vì nghi ngờ việc nguy cơ Covid-19 từ người Trung Quốc sang làm việc. Nhiều công nhân đã mang theo nhiều băng rôn với nội dung đề nghị không cho người Trung Quốc sang làm việc, không đuổi việc công nhân vô lý và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.
Nếu chỉ đình công đơn thuần không có biểu tình cùng băng rôn khẩu hiệu, các công nhân sẽ trở thành vi phạm hợp đồng, nội quy vì nghỉ việc không lý do và đồng thời không thể gửi thông điệp đến công ty, tổ chức nơi mình muốn phản đối. Mặt khác, nếu đình công kèm biểu tình các công nhân sẽ vi phạm pháp luật vì khích động lôi kéo mọi người và gây mất trật tự an ninh. Điều này đã được chứng minh thông qua cuộc biểu tại công ty TNHH JY. Công nhân đứng đầu cuộc biểu tình này đã bị xử lý cho nghỉ việc vì vi phạm nội quy công ty.
Luật lao động mới ban hành tháng 12/2019 đã cho phép công nhân đình công để đòi hỏi quyền hợp pháp vậy. Vậy luật biểu tình cần sớm được thông qua vì đó là những quyền cơ bản của dân và được quốc tế công nhận.
Nguồn tham khảo:
https://dantri.com.vn/viec-lam/ha-nam-hang-tram-cong-nhan-ngung-viec-vi-nghi-ngo-nguy-co-covid-19-20200217162623602.htm
Leave a Comment