Ngày 03 tháng 02 năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị quyết số 09/NQ-CP thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ quan này có chức năng thay mặt chính phủ quản lý vốn của 30 doanh nghiệp với tổng số vốn lên đến 5 triệu tỷ đồng, tương đương 217 tỷ đô la và bằng đến 90% GDP. Được biết, trong 30 doanh nghiệp đó thì có đến 9 tập đoàn kinh tế nhà nước và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ gồm: Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Xây dựng và Bộ Y tế. Việc thành lập một cơ quan quản lý số vốn rất khủng như thế thì liệu nó sẽ đưa đến hệ quả gì?
Như ta biết, những tổng công ty trực thuộc các bộ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải tuân thủ những chủ trương của bộ chủ quản đưa ra. Thế nhưng về mặt tài chính thì những công ty này lại phụ thuộc vào Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Tôi làm quản lý một doanh nghiệp nhưng chủ trương thì tôi phải theo yêu cầu từ phía ông A, còn muốn để được rót vốn làm dự án theo chủ trương của ông A thì tôi quỳ lạy B cấp vốn cho tôi làm. Như vậy, nếu ông B ra điều kiện tôi là hãy làm theo ý hắn thì hắn mới chịu cấp vốn thì sao? Thì bế tắc, không cách nào giải quyết được. Với cách quản lý doanh nghiệp nhà nước kiểu như thế thì có khác nào chính phủ đã trói tay trói chân các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình hay không? Đấy là cái dở trong cách quản lý của chính quyền CS, chính nó đã đưa kinh tế Việt Nam dần tụt hậu so với thế giới và ngụp lặn trong đống nợ khổng lồ.
Hiện nay, tổng công ty đường sắt Việt Nam đang rơi vào tình trạng dở sống dở chết cũng vì cách quản lý như vậy của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Được biết tổng công ty này là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, nó phải thực hiện theo chủ trương của bộ này, thế nhưng về mặt vốn nó bị Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước kiểm soát. Chính vì thế mới dẫn tới việc tổng công ty đường sắt Việt Nam đang đứng trước hoàn cảnh trớ trêu, 2 đơn vị chủ quản của nó kẻ thì đang đánh trống xuôi, còn kẻ kia thì cứ kèn thổi ngược. Ông Bộ Giao Thông Vận Tải thì bảo rằng : “mầy phải làm theo tao”, còn ông Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước thì lại nói “Nếu mầy không làm theo tao thì tao không cấp vốn”. Thế là ông tổng công ty đường sắt Việt Nam rơi vào bế tắc, và hiện nay nó đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động.
Được biết, vào tháng 5 năm 2020 này, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình Quốc hội biểu quyết dự án Đường Sắt Cao Tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư được dự toán lên đến 58,7 tỷ đô la. Như ta biết, chỉ mới tuyến đường sắt Bắc Nam mà đã bị bế tắc thì liệu khi dự án Đường Sắt cao Tốc hình thành thì sao quản lý nổi? Và với cách quản lý như vậy thì làm sao thu hồi vốn 58,7 tỷ đô? Quản lý tầm vĩ mô mà làm ăn kiểu CS thì chẳng dự án nào thành công được, đó là điều mà thực tế đã chứng minh.
Để quản lý vĩ mô hiệu quả thì trước hết anh phải biết giao quyền. Chỉ có giao quyền thì người quản lý có thể tận dụng được năng lực cấp dưới. Điều đó đòi hỏi người quản lý phải biết chọn cho mình thuộc cấp có năng lực tốt, đồng thời phải tạo cơ chế làm việc để anh ta cống hiến hết năng lực của mình. Làm sao để thuộc cấp vừa dốc hết năng lực phục vụ cho công ty đấy là cả một nghệ thuật dùng người và tính khoa học trong quản lý chứ không đơn giản. Nhưng dù cho dùng nghệ thuật gì, dù cho áp dụng tính khoa học như thế nào thì điều không thể thiếu, đó là sự minh bạch và tính công bằng.
Khi bạn là một nhà quản lý có thực tài mà nếu bị tước quyền quyết định ra chủ trương và bị tước luôn cả quyền tự quyết về tài chính thì liệu, bạn có làm cho doanh nghiệp cất cánh được không? Chắc chắn là không thể! Rơi vào trong hoàn cảnh như vậy thì không một thiên tài quản trị nào thì cũng chả khác những người bất tài gì mấy. Ai ngồi vào ghế quản lý như thế thì cũng cho ra kết quả tồi tệ. Như vậy hãy tưởng tượng, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang quản lý 30 tổng công ty và tập đoàn kinh tế với tổng vốn lên đến 90% GDP thì nguy hiểm như thế nào không? Trong 30 ông tổng công ty và tập đoàn kia, nếu ông nào không tàn phá nền kinh tế đất nước là may lắm rồi chư nói gì đến việc làm trụ cột cho nền kinh tế đất nước cất cánh?
Chính quyền CS cứ giữ cách quản lý kiểu này thì nền kinh tế đất nước không bị tàn phá nặng nề mới là điều lạ. ĐCS được sinh ra không phải để làm quản trị mà nó được sinh ra để gieo rắc kinh hoàng cho nhân dân. Muôn đời nó vẫn như vậy mà thôi, chắc chắn!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.thesaigontimes.vn/…/duong-sat-viet-nam-se-dung-…
https://thanhnien.vn/…/du-kien-thang-52020-trinh-du-an-duon…
Leave a Comment