Quảng Cáo

Thử so sánh vụ Brundy nước mỹ và vụ Đồng Tâm nước ta*

Quảng Cáo

Giang Tử – VNTB

Đối đầu giữa Hiến pháp Mỹ và Luật tiểu bang

Cliven Bundy sinh năm 1946 là một chủ trang trại gia súc người Mỹ, người đã bị buộc tội và bị giam giữ trước phiên tòa vì bị cáo buộc vai trò trong cuộc tranh chấp đối đầu mang tên “Bundy 2014”. Bundy đã lên tiếng ủng hộ một ứng xử trái ngược với những gì ông coi là sự vượt quá cả chính quyền liên bang (Ông là cha của Ammon Bundy, người vào năm 2016 cũng đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh vũ trang khác chống lại chính phủ, sự chiếm đóng của Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Malheur ở bang Oregon).

Ông cao bồi Cliven Bundy  đã chiến thắng trong vụ án về đóng thuế chăn nuôi liên quan đất đai với chính quyền Mỹ, và đáng nói là, ông ta dùng súng để bảo vệ đất đai.

Bundy đã tranh chấp với chính quyền bang tiểu bang Nevada về việc có trả thuế chăn nuôi cho chính quyền hay không. Trong khi chính quyền cho rằng ông phải có nghĩa vụ trả phí sử dụng đất chăn nuôi gia súc, Bundy cho rằng ông có quyền tự do sử dụng mảnh đất thuộc về gia đình ông hàng trăm năm nay. Ông đã không đóng thuế và vụ việc đưa ra toà xét xử, toà phán quyết ông phải bị cưỡng chế, tịch thu gia súc.

Thi hành án vẫn tuân theo luật

Khi các nhân viên chính phủ đến trang trại ông để cưỡng chế, ông Bundy và các tình nguyện viên ủng hộ đã trang bị sẵn súng ống đón chờ (ảnh: các bạn hữu từ nhiều nơi kéo tới ủng hộ Budy).

Phía cảnh sát đã hiểu, nếu họ ra lệnh bắn sẽ gây ra thảm họa khó lường. Và nếu phía chính phủ sai trong vấn đề pháp lý về quyền sở hữu đất của Bundy thì các nhân viên chính phủ khi đó bỏ mạng sẽ là những cái chết vô ích.

Vì ở Mỹ luật pháp quy định người dân có quyền bắn chết những kẻ xâm phạm đất đai sở hữu hợp pháp của anh ta dù kẻ xâm phạm đó là bất kì ai, kẻ cướp hay nhân viên chính phủ.

Nói rõ hơn: Luật sở hữu và bất khả xâm phạm nhà ở và quyền tự vệ là thiêng liêng. Luật cưỡng chế cũng không được làm trái Luật tự vệ này.

Như vậy, nhìn chung cảnh sát tiểu bang Mỹ cưỡng chế thi hành án là đúng pháp luật, vì Brundy đã có Bản án của Tòa và lệnh cưỡng chế.

Nhưng họ còn tính đến Luật khác: nếu đúng Luật này mà vi phạm Luật khác là không thể thực hiện – đó là một nền tư pháp hoàn hảo. 

Quan trọng nhất là viên chỉ huy cảnh sát đã tháo ngòi nổ, không để xảy một cuộc chiến đẫm máu.

Chính phủ Nevada đã đợi khi nhóm vũ trang của Bundy giải tán, và đã bắt nguội Bundy ở một sân bay, để mang Bundy ra TOÀ ÁN xét xử lần nữa. Điều này là đúng nghiệp vụ cảnh sát và không trái Luật tự vệ, bảo vệ nhà cửa bất khả xâm phạm.

Ở toà án lần sau, ông cao bồi chủ trại đã thắng cuộc và được tuyên bố vô tội.

Bundy trở thành một biểu tượng ở nước Mỹ dám đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình. Con trai ông cũng noi theo ông lãnh đạo một cuộc phản đối tương tự khác chống lại sự chiếm đóng của chính phủ đối với 1 khu bảo tồn động vật hoang dã, và cuối cùng toà cũng xử anh ta trắng án.

Vào tháng 5 năm 2014, Cliven Bundy đã từ bỏ đảng tịch Đảng Cộng hòa của mình và gia nhập Đảng Độc lập Hoa Kỳ.

Nhờ ơn Chúa, nước Mỹ là đất nước dân chủ – pháp quyền, có cơ chế Tam quyền phân lập trong đó nhánh Tư pháp (toà án) độc lập không liên quan với đảng phái nào, cũng không phụ thuộc chính phủ nên đã công tâm xử án, mang lại công lý cho hai cha con cao bồi Bundy.

Như vậy, cảnh sát tiểu bang Mỹ đi thi hành án là đúng pháp luật, vì Bundy đã có Bản án của Tòa và lệnh cưỡng chế.

Tuy nhiên khi hai bên đối đầu, vũ khí sẵn sàng, cảnh sát rút lui mặc dù lực lượng của họ mạnh hơn, thừa sức  áp đảo số người chống đối.

Vì sao ?

Bởi họ nghĩ rằng nếu Tòa án lần sau xử bên nhà nước thua thì người  chết không thể bồi thường được.

Bởi vì họ kiên trì dùng hệ thống tư pháp để giải quyết tranh chấp, không cậy hết vào bạo lực.

**

Bàn về vụ Đồng Tâm

Ở Việt Nam, chưa có bản án nào của Tòa dành cho cụ Lê Đình Kình và nhóm dân Đồng Tâm. Thậm chí cụ Kình vẫn còn là đảng viên ĐCSVN (!) Đảng bộ địa phương đã không tiến hành kỷ luật Đảng với đảng viên Lê Đình Kình, đừng nói tới chuyện sử  dụng tư pháp.

Việc hành quân tấn công bắt giữ nhóm cụ Kình ở làng Hoành xã Đồng Tâm hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào. Nhiều luật sư đã lên tiếng về vu việc. Ngay cả kết luận của Thanh tra Hà Nội và Thanh tra chính phủ cũng chưa phải cơ sở pháp lý để cưỡng chế.

Tại sao bên quân đội là pháp nhân bị cản trở xây tường rào Miếu Môn lại không kiện cáo nhóm cụ Lê Đình Kình ?

Phải chăng vì  bên quản lý đất sân bay Miếu Môn sợ không đủ bằng chứng để kiện nhóm cụ Kình ?

Nhắn ông Tổng bí thư chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông sai lầm lớn rồi.

Bởi ông nghe cấp dưới tham mưu như thế thì hậu quả nặng nề mệt lắm.

Chưa bàn tới “tài chỉ huy thao lược” của CA Hà Nội. Lực lượng cảnh sát (1000 hoặc 3000 chưa xác định) dù thế nào cũng mạnh mẽ áp đảo và giữ thế tấn công bất ngờ, vậy mà để tổn thất cả hai bên quá nặng nề!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux